Phụ nữ Việt 'sốc' vì hợp đồng hôn nhân chồng Tây

13/08/2017 09:01

Có những cô gái Việt Nam khi đang chuẩn bị tiến tới hôn nhân với người Pháp đã rơi vào tình trạng 'sốc nặng' khi chồng sắp cưới đề nghị đi làm "hợp đồng tiền hôn nhân".

Một thỏa thuận chung về việc phân chia tài sản chung, riêng trong trường hợp li dị.

Có người sốc đến nỗi hủy luôn cả hôn nhân, vì cho là chồng quá tính toán tiền bạc với mình. Tuy nhiên, đối với người Pháp, làm hợp đồng tiền hôn nhân lại là việc rất bình thường.

Nỗi ám ảnh về những cuộc hôn nhân bất hạnh cứ thế đeo bám lấy tâm trí non nớt của Hạ, cô luôn tự nhủ: “Không nên yêu ai, hãy cứ sống cho bản thân thấy vui là đủ”. Nhưng Jeroen khác xa những người đàn ông Hạ từng quen biết, anh điềm tĩnh, không vội vàng, suồng sã.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Tất nhiên, ở đâu cũng thế, khi yêu, bao giờ người ta cũng lãng mạn. Khi yêu, bao giờ người ta cũng nghĩ hai là một, một là hai. Cái cảm giác lâng lâng vì tình yêu làm người ta nhìn đâu cũng thấy toàn màu hồng. Khi yêu, chỉ có chữ "chúng ta" mà thôi, tiền bạc là chuyện làm 'hỏng' cả sự lãng mạn, vì thế chả mấy ai muốn bàn bạc rõ ràng cả.

Phải công nhận rằng các đôi vợ chồng yêu thương bền vững, chia sẻ ngọt bùi không phân bì tiền anh, tiền tôi, thì sống với nhau đến đầu bạc răng long mà không cần đến cái sự "phân chia tài sản chung, riêng" này làm gì.

Tuy nhiên, cái lí tưởng ai cũng mơ đó không diễn ra với tất cả mọi người. Đối với nhiều cặp đôi, bao chuyện xảy ra chỉ vì vấn đề tiền bạc sau khi cưới nhau về. Tệ hơn, khi lôi nhau ra tòa li hôn, nhiều người mới té ngửa vì chuyện phân chia tài sản sau khi li dị không hề « công bằng » như mình tưởng tượng.

Lúc đó mới nghĩ "giá như" thống nhất được tài sản chung, tài sản riêng từ trước hôn nhân thì có phải đỡ đau đầu tính toán hay cho là phía bên kia không "biết điều" hay không. Nói tóm lại, cho dù không ai muốn hôn nhân của mình có ngày đi tới chấm dứt, chúng ta vẫn nên suy nghĩ đến các tình huống có thể xảy ra và phương án giải quyết, để tránh rơi vào tình trạng vì không rõ ràng mà lại càng oán trách nhau hơn.

Nhìn Lan với gương mặt rạng rỡ ngập tràn hạnh phúc hiện tại, mấy ai biết rằng trước đây cô đã từng hoàn toàn mất niềm tin vào tình yêu, vào cuộc sống.

Cho dù người Pháp nổi tiếng thế giới về độ lãng mạn trong tình yêu, nhưng điều đó không ngăn cản họ suy nghĩ tới việc kí "hợp đồng tiền hôn nhân" khi tiến tới kết hôn. Hợp đồng tiền hôn nhân là khái niệm chưa tồn tại trong luật Việt Nam, và luật Việt Nam cũng không công nhận loại hợp đồng này. Tuy nhiên, loại hình thỏa thuận này lại rất phổ biến tại Pháp và ở nhiều nước phát triển khác, nơi tính độc lập, tính cá nhân và sự "rõ ràng" trong hôn nhân được pháp luật coi trọng hơn.

Chuyện ký hợp đồng hôn nhân khá phổ biến ở

Chuyện ký hợp đồng hôn nhân rất phổ biến ở phương Tây.

Hợp đồng tiền hôn nhân ở Pháp cho phép hai bên thống nhất vấn đề phân chia tài sản trong trường hợp li dị, nhận phần thừa kế hay qua đời. Tất nhiên, trong trường hợp không có hợp đồng hôn nhân, mọi tài sản mua sau khi kết hôn (trừ tài sản mua từ tiền thừa kế riêng của vợ hoặc chồng) hay lương của đôi bên sẽ được coi là tài sản chung, và sẽ được phân chia cân bằng tại tòa khi không còn chung sống.

Tuy nhiên, để rành rọt "tiền anh, tiền tôi", hoặc để hai bên tự thỏa thuận cách phân chi tiền bạc theo nhu cầu, vợ và chồng có thể tới kí hợp đồng tiền hôn nhân ở một văn phòng công chứng (nhằm xác thực tính chính xác về thỏa thuận giữa đôi bên) trước hoặc sau khi cưới trong thời hạn hai năm.

Thỏa thuận riêng này có thể là cách phân chia tài sản khi li hôn không theo nguyên tắc cân bằng, mà người được nhiều hơn, người được ít hơn. Thỏa thuận về việc « mua lại » tài sản bên kia được chia trong trường hợp li hôn cũng có thể được đưa vào hợp đồng. Thậm chí, mọi thỏa thuận về tài sản ở chế độ hoàn toàn tách biệt cũng được pháp luật công nhận, ví dụ như tài sản mua sau hôn nhân bằng thu nhập cá nhân cũng có thể là tài sản riêng của người mua, nếu như đưa thỏa thuận này vào hợp đồng tiền hôn nhân.

Nói tóm lại, các cặp vợ chồng có thể bàn bạc về vấn đề phân chia tài chính trong trường hợp có xảy ra các vấn đề dẫn đến chấm dứt cuộc sống chung, và chọn phương án sao cho phù hợp nhất với nhu cầu và tình hình tài chính của mỗi cá nhân. Thậm chí, luật của Pháp cũng cho phép vợ và chồng chọn nguyên tắc tất cả tài sản quá khứ, hiện tại hay tương lai đều là chung, và chia cân bằng khi chia tay. Tất cả đều phụ thuộc vào thỏa thuận phân chia giữa hai vợ chồng, sao cho ai cũng chấp nhận được.

Hợp đồng tiền hôn nhân thực ra là một sự tiến bộ rất lớn của pháp luật liên quan đến hôn nhân và gia đình, nó cho phép các cặp vợ chồng chọn lựa chế độ tài chính sao cho phù hợp nhất, từ chế độ tài chính chung hoàn toàn, tới chế độ độc lập tài chính hoàn toàn.

Nhiều người Việt Nam sẽ sốc khi biết đến sự tồn tại của loại hợp đồng này, vì theo quan điểm của người Việt, hôn nhân là "thiêng liêng". Vì thế, kí hợp đồng với những quyền lợi và nghĩa vụ ràng buộc là điều chứng tỏ giữa vợ và chồng chưa có niềm tin hoàn toàn, hay là quá "tính toán chi li", làm mất đi tính "thiêng liêng" của hôn nhân.

Tuy nhiên, đối với những người Pháp chọn cách "phân minh tiền bạc" rõ ràng nhất có thể, họ có quan điểm rằng không phải họ muốn từng xu một, mà là họ muốn đảm bảo tương lai ở mức tốt nhất có thể, một cách lí trí nhất có thể. Sự lãng mạn của tình yêu không làm họ quên đi thực tế đời sống là trong hôn nhân, không có gì để đảm bảo mọi thứ mãi vững bền. Và trong trường hợp xấu nhất, thì vẫn có giải pháp phù hợp với nhu cầu của đôi bên, đã được thống nhất từ trước.

Vì thế, hãy cứ yêu nồng nhiệt, nhưng cũng cần suy nghĩ sáng suốt nhất có thể khi kết hôn, để tránh những tình huống bất lợi nhất có thể xảy ra trong tương lai.

Theo TNO

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất

x
Phụ nữ Việt 'sốc' vì hợp đồng hôn nhân chồng Tây
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO