Phụ nữ vùng cao Nghệ An cùng con đến lớp học... đánh vần

(Baonghean.vn) - Thời thơ trẻ, vì cuộc sống nghèo khó, vất vả nên không được đến trường, nay nhiều phụ nữ vùng cao đêm đêm lại cắp sách đi tìm con chữ.
Ảnh. Công Kiên
Vào các đêm từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, sau một ngày làm việc vất vả, hơn 20 phụ nữ bản Liên Hồng, xã Cam Lâm (Con Cuông) lại í ới gọi nhau đến điểm trường tiểu học của bản để học lớp xóa mù chữ. Ảnh: Công Kiên
Lớp xóa mù chữ do Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Cam Lâm và Trường Tiểu học phối hợp tổ chức
Lớp xóa mù chữ do Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Cam Lâm và Trường Tiểu học phối hợp tổ chức cho các bà, các chị chưa biết chữ. Lớp có 23 học viên, người cao tuổi nhất là 60, người ít tuổi nhất là 23, phần lớn ở độ tuổi từ 40 - 50. Ảnh: Công Kiên
Khi đến lớp, các học viên. Ảnh: Công Kiên
Khi đến lớp, các học viên đều có ý thức và nghiêm túc trong học tập; các thầy cô giáo nhiệt tình hướng dẫn cách viết từng nét chữ và làm các phép tính từ đơn giản đến phức tạp. Ảnh: Công Kiên
Ảnh: Công Kiên
Đặc biệt, thầy Hiệu trưởng Trần Xuân Hùng thường xuyên có mặt ở lớp để nắm bắt khả năng tiếp nhận của học viên để chỉ đạo giáo viên điều chỉnh cách dạy và xây dựng kế hoạch phù hợp. Có lúc, thầy còn trực tiếp hướng dẫn học viên học bài và làm bài. Ảnh: Công Kiên
Ảnh: Công Kiên
Y Tan sinh năm 1997 là học viên ít tuổi nhất lớp. Chị là người dân tộc Xơ Đăng ở Kon Tum lấy chồng về xã Cam Lâm. Lúc nhỏ, quanh năm Y Tan theo bố mẹ lên rẫy nên được không đi học nên lớn lên vẫn không biết đọc, biết viết. Về đây, chị đã đăng ký học lớp xóa mù chữ. Mỗi tối đi học chị thường đưa theo hai con gái là Hà Thị Nhi (SN 2013) và Hà Thị Thảo (SN 2015) đến lớp. “Ban đầu, em thấy cái chữ thật khó, lúc đọc cứ ghép vần lộn xộn, lúc viết thì tay run, nét chữ không theo ý mình. Bây giờ thì đã đỡ hơn, đã đọc và viết được nhưng vẫn còn chậm, có lúc phải nhờ con gái đầu đang học lớp 1 bày thêm”  - Y Tan nói. Ảnh: Công Kiên
Cũng là một học viên đặc biệt,
Cũng bà Vi Thị Chiến lại là người lớn tuổi nhất lớp (60 tuổi). “Hồi nhỏ, bà học dở lớp 1, gia đình khó khăn nên phải nghỉ ở nhà trông em, làm việc giúp bố mẹ. Lớn lên, lấy chồng, rồi chồng mất, một mình nuôi con, quanh năm lo kiếm cái ăn, không có thời gian học cái chữ nữa. Bây giờ có thời gian rảnh hơn, được cán bộ Hội Phụ nữ đến vận động, bà quyết định đi học để không bị mang tiếng là mù chữ…” - bà Chiến bộc bạch. Ảnh: Công Kiên
Ảnh: Công Kiên
Sau hơn 4 tháng miệt mài học tập, nhiều học viên đã biết viết chữ nhanh và khá đẹp, ngay ngắn và thẳng hàng. Ảnh: Công Kiên
Ảnh: Công Kiên
... và thực hiện được những phép tính đơn giản. Ảnh: Công Kiên
Ảnh: Công Kiên

Thầy Trần Xuân Hùng - Hiệu  trưởng Trường Tiểu học Cam Lâm cho biết: “Khi Hội Phụ nữ xã đặt vấn đề phối hợp tổ chức mở lớp xóa mù chữ cho chị em phụ nữ bản Liên Hồng, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ, tạo điều kiện về cơ sở vật chất và bố trí đội ngũ giáo viên triển khai. Điều đáng ghi nhận là tinh thần cầu thị, học tập nghiêm túc, qua hơn 4 tháng nỗ lực nay phần lớn học viên đã có trình độ tương đương lớp 4”. Ảnh: Công Kiên

tin mới

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.