Phút hiếm hoi bên trong nơi diễn ra Đại hội đảng Triều Tiên

(Baonghean.vn) - Trong những ngày diễn ra Đại hội đảng Lao động Triều Tiên lần đầu tiên trong vòng 36 năm qua, hơn 100 phóng viên quốc tế được mời tới đưa tin, song họ chỉ được phép tác nghiệp từ khoảng cách 200m bên ngoài Cung văn hóa 25/4 - nơi diễn ra Đại hội.

Hội trường nơi diễn ra Đại hội Đảng Lao động Triều Tiên. Ảnh: CNN.
Hội trường nơi diễn ra Đại hội Đảng Lao động Triều Tiên. Ảnh: CNN.

Không hiểu vì sao, duy nhất một nhóm phóng viên kênh truyền hình CNN được phép vào trong hội trường, điều chưa từng có tiền lệ tại quốc gia Đông Bắc Á này.

Một phóng viên trong đoàn cho biết: “Không hiểu sao họ chọn chúng tôi. Các quan chức chính phủ không nói sẽ dẫn chúng tôi đi đâu, nhưng dặn chúng tôi ăn mặc chỉnh tề và mang theo thị thực”.

An ninh nghiêm ngặt

Chúng tôi lên xe buýt, dẫn tới Cung văn hóa 25/4, trung tâm hội nghị khổng lồ nơi 3.400 đại biểu tham dự Đại hội đảng Lao động Triều Tiên.

An ninh cực kỳ nghiêm ngặt. Cơ quan chức năng tạm giữ điện thoại di động của chúng tôi. Chúng tôi không được phép đeo micro không dây, thậm chí không được mang theo pin dự trữ.

Toàn bộ quá trình kiểm tra an ninh mất 90 phút. Cuối cùng, chúng tôi được phép đi vào trong hội trường diễn ra Đại hội - điều mà chưa một nhà báo phương Tây nào được phép trước đây.

Một cuộc tiếp xúc lịch sử

Đường dẫn vào Hội trường được trang trí bởi các cột đá hoa cẩm thạch hoa mỹ và một thang máy phô trương. Chúng tôi được cảnh báo không được để chân máy quay va vào thang máy để tránh bị xước.

Khi chúng tôi bước vào Hội trường, chúng tôi nhanh chóng nhận ra các phóng viên đài truyền hình trung ương Triều Tiên KCNA đang quay phim chúng tôi, đủ để thấy Đại hội này quan trọng thế nào đối với toàn thế giới. Cũng có thể lí do họ cho chúng tôi vào đây là vì muốn công dân nước này ít kết nối hơn với thế giới.

Khi chúng tôi bước vào, 5.000 người quay ra. Một số trông có vẻ kinh ngạc, còn lại lạnh tanh.

Không khí im lặng bị phá vỡ bằng một tông giọng quen thuộc cất lên khi nhà lãnh đạo tối cao bước vào. Mọi người đồng loạt vỗ tay và hô vang trong vài phút.

Bảo vệ cho chúng tôi 10 phút để quay, chụp bất cứ gì chúng tôi muốn - trừ cận cảnh sổ ghi chép của các đại biểu. Hướng quay của chúng tôi cũng phải theo chỉ định, khi nào được phép và hướng vào đâu.

Điều chúng tôi biết là 3.400 đại biểu luôn bỏ phiếu với sự đồng thuận cao nhất. Sự ủng hộ tuyệt đối đối với nhà lãnh đạo Kim minh chứng rằng chính quyền này sẽ không dễ dàng bị đổ vỡ.

Lan Hạ

(Theo CNN)

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.