Nghệ An phấn đấu kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may, da giày tăng trưởng từ 17-18%/năm

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Kế hoạch số 163/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, UBND tỉnh đề ra mục tiêu: Phát triển ngành dệt may và da giày trở thành một trong những ngành công nghiệp chủ lực về xuất khẩu và đóng góp quan trọng vào GRDP của tỉnh, trên cơ sở ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ để phục vụ, đáp ứng nhu cầu nguyên phụ liệu đầu vào cho các doanh nghiệp dệt may và da giày trên địa bàn tỉnh và khu vực miền Trung. Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, nghiên cứu, thiết kế, xây dựng và phát triển thương hiệu để nâng cao giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh sản phẩm. Phát triển chuỗi liên kết hoàn thiện sản phẩm may mặc để thụ hưởng các chính sách nhập khẩu từ các Hiệp định thương mại tự do, với điều kiện có quy mô đầu tư phù hợp, sử dụng công nghệ tiên tiến và đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường, cảnh quan.

Mục tiêu cụ thể:

Tập trung thu hút đầu tư vào các khâu tạo giá trị gia tăng dựa trên quy trình sản xuất thông minh, tự động hóa với nhóm sản phẩm chính gồm: Sợi, quần áo, giầy dép da xuất khẩu, nguyên phụ liệu hỗ trợ ngành dệt may, da giày.

- Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp ngành dệt may, da giày từ nay đến năm 2025 đạt 18 - 19%, giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2035 đạt 17 - 18%.

- Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may, da giày bình quân từ nay đến năm 2025 đạt từ 17 - 18%/năm, giai đoạn 2026 - 2030 đạt 16 - 17%/năm. Phấn đấu đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng dệt may, da giày đạt khoảng 755 triệu USD; đến năm 2030 đạt khoảng 1.600 triệu USD.

- Nâng dần tỷ lệ nội địa hóa, đến năm 2030 phấn đấu tỷ lệ nội địa hóa ngành dệt may, da giày đạt trên 45%.

Định hướng ngành may mặc: Ưu tiên phát triển các dự án có quy mô lớn, tập trung vào các khâu có giá trị gia tăng cao, trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Phát triển các sản phẩm may mặc phù hợp với nhu cầu tiêu dùng nội địa, đủ khả năng cạnh tranh với các thương hiệu nhập khẩu nhằm thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

bna-chinhsan-xuat-tai-cong-ty-cp-may-vinatex-hoang-mai-7770.jpeg
Sản xuất tại Công ty cổ phần May Vinatex Hoàng Mai. Ảnh: Việt Phương

Xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm, tạo ra các xu hướng thời trang cho thị trường trong nước và dần tạo xu hướng có sức ảnh hưởng lan tỏa ra thị trường quốc tế. Tập trung đổi mới công nghệ, trang thiết bị, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, phát triển khâu thiết kế tạo mẫu, cắt vải tự động, đa dạng hóa sản phẩm; giảm tỷ lệ sản xuất gia công trong toàn ngành…

Định hướng ngành dệt: Ưu tiên phát triển các dự án sản xuất mặt hàng vải dệt kim, dệt thoi, là sản phẩm có khả năng gắn kết các khâu sản xuất sợi, may mặc và sản phẩm vải cao cấp phục vụ may xuất khẩu đáp ứng nhu cầu các nhà máy may mặc trong nước. Thu hút các dự án mới trong ngành dệt có suất đầu tư lớn (trừ khâu nhuộm), đầu tư máy móc thiết bị hiện đại gắn với hệ thống quản lý chất lượng, quản lý lao động và bảo vệ môi trường. Quy hoạch phát triển một số vùng nguyên liệu để phục vụ ngành dệt, sản xuất sợi ở địa bàn các huyện có lợi thế đáp ứng nhu cầu các nhà máy dệt trong nước, giảm nhập khẩu nguồn nguyên liệu đầu vào.

Định hướng ngành da giày: Đẩy nhanh tiến độ các dự án sản xuất giày dép đã được chấp thuận chủ trương đầu tư. Khai thác có hiệu quả năng lực sản xuất hiện có và đầu tư phát triển theo nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm xuất khẩu. Khuyến khích và thu hút các dự án đầu tư phát triển thương hiệu giày thể thao, giày dép da, túi xách, cặp vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để khai thác thị trường trong nước và tăng tỷ lệ nội địa hóa cho sản phẩm…

Định hướng công nghiệp hỗ trợ sản xuất sản phẩm nguyên, phụ liệu: Tập trung thu hút đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ sản xuất các sản phẩm: Xơ, kéo sợi phục vụ cho ngành dệt, đặc biệt là sợi tổng hợp; xơ sợi chức năng, xơ sợi nguyên liệu mới thân thiện môi trường, nâng dần tỷ lệ nội địa hóa, giảm dần nguyên liệu đầu vào của nhập khẩu. Thu hút đầu tư các sản phẩm nhựa hỗ trợ cho ngành dệt may như: Ống nhựa, các sản phẩm hóa chất hỗ trợ cho ngành dệt…

UBND tỉnh đã đề ra các giải pháp thực hiện gồm: Quy hoạch không gian phát triển; tập trung hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh; phát triển thị trường tiêu thụ; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; các cơ chế chính sách; đổi mới khoa học, công nghệ và phát triển bền vững, xanh hóa ngành dệt may, da giày; phát triển nguyên liệu, phụ liệu phục vụ sản xuất.

UBND tỉnh giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền Chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035; Phương án phát triển ngành dệt may, da giày trong Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các chỉ đạo của UBND tỉnh nhằm mục tiêu phát triển ngành dệt may, da giày trên địa bàn tỉnh nhanh và bền vững. Đồng thời rà soát, đánh giá thực trạng, dự báo nhu cầu thị trường để tham mưu, nghiên cứu cơ chế chính sách, các giải pháp thu hút đầu tư và đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, da giày phù hợp với nội dung Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt…

UBND tỉnh cũng đề nghị các doanh nghiệp ngành dệt may, da giày trên địa bàn tỉnh tập trung nguồn lực đầu tư đảm bảo thực hiện dự án đúng tiến độ và các nội dung theo quy định. Tăng cường đổi mới công nghệ trong sản xuất kinh doanh, chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống cháy nổ và các quy định pháp luật khác có liên quan; chủ động tiếp cận các chính sách, đề xuất các nội dung hỗ trợ theo quy định…

tin mới

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà huyện Hưng Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo địa phương quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới vào năm 2024.

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.