Châu chấu chiên - món ăn độc đáo ở xứ sở hoa Chăm Pa

28/12/2009 13:33

(Baonghean) - Tại một ngôi chợ sát biên giới giữa Lào và Thái Lan, một người phụ nữ với chiếc mẹt chất đầy châu chấu đã chiên giòn, trên bề mặt rắc thêm tý lá chanh thơm phức. Nếu không để ý chẳng ai biết đó là món châu chấu.


Chấu chấu thành món nhậu ở chợ biên giới giữa cửa khẩu Lào-Thái


Một bát châu chấu chiên này bán ở chợ có giá 2.500 kíp Lào (gần 10 ngàn đồng tiền Việt Nam).
Ảnh: Trọng Đức


Một khách du lịch vào chợ, nhận ra người phụ nữ và chiếc mẹt là lạ kia, anh ta bóc ngay một lon bia, tu một hớp, rồi đưa tay trần bốc một con châu chấu chiên giòn trên mẹt kẹp thêm vài sợi lá chanh đưa vào miệng, lim dim khề khà thưởng thức... trước sự sững sờ của nhiều ánh mắt.

Một người ăn, nhiều người tò mò đã túm tụm, và cánh báo chí chúng tôi cũng bị cuốn theo. Đúng là món ăn “độc nhất vô nhị” ở xứ sở hoa Chăm Pa.


Châu chấu cũng cuốn hút cánh truyền hình… Ảnh: Trọng Đức

Nạn dịch châu chấu năm 2004

Trong mùa hè 2004, rất nhiều đàn châu chấu từ phía Tây Bắc xâm chiếm vùng sa mạc Sahara ở Tây Phi, tấn công mùa màng, tạo nên một trong những thảm họa châu chấu lớn nhất kể từ năm 1989. Qua một thời gian, châu chấu đi sâu vào tàn phá trong lục địa.

Đến tháng 11 năm 2004, lần đầu tiên trong vòng 50 năm, Bắc Ai Cập, Jordan và Israel chứng kiến sự xuất hiện của chúng. Một đàn châu chấu ở Morocco dài 230 km, rộng 150 m, gồm 69 tỉ con đã là nguồn thức ăn dồi dào cho 33 loài chim. Châu chấu cũng tràn sang quần đảo Canary, đảo Crete và phía nam Bồ Đào Nha. Khí hậu ít mưa và nhiệt độ thấp vào mùa đông ở Tây Bắc Phi đã kìm hãm phần nào sự phát triển khủng khiếp của chúng. Lực lượng diệt châu chấu từ 20 quốc gia tận dụng cơ hội này để phá vỡ vòng sinh trưởng của chúng (đầu năm 2005).

Chi phí cho việc càn quét 130.000 km vuông trên bộ và trên không được FAO ước tính là trên 400 triệu USD... Thiệt hại các vụ mùa lên tới 2,5 tỉ USD, gây ra tình trạng an ninh lương thực bất ổn ở Tây Phi. Thế nhưng, một vụ mùa bội thu kết hợp với sự kiểm soát chặt chẽ sự phát triển côn trùng gây hại đã giúp châu Phi tránh được thảm họa thiếu lương thực.
(Theo Interneter)


Trọng Đức