Đi hội Thẳm Bua
Hang Thẳm Bua nằm ởđịa thếđẹp nhất trong quần thể hang động ở huyện Quỳ Châu, Nghệ An (tiếng Thái Thẳm là hang, Bua là hoa sen). Xưa Hội Thẳm Bua được tổ chức vào các ngày mùng 5 và kéo dài đến ngày 15 tháng Giêng. Ngày nay, sau khi được Bộ văn hóa công nhận Danh thắng Quốc gia, hội Thẳm Bua được tổ chức từ ngày 20 đến ngày 23 tháng Giêng hàng năm.
Trai gái các dân tộc đến chơi Hội Thẳm Bua, ngoài du ngoạn vẻđẹp của hang còn thỏa sức phóng tầm mắt nhìn khung cảnh mường Chiêng Ngam rộng lớn. Người Thái có câu: "Mường Chiêng Ngam kín pá xám nặm / lục từn chau páy tằm ma piêng" - có nghĩa là: "Vùng Mường Chiêng Ngam ăn cá của ba dòng sông, đường bằng phẳng thỏa sức du xuân".
Thi ném còn tại Lễ hội Hang Bua. Ảnh: Trần Ngọc Lan |
Vào hội, cả một khu vực rộn ràng tấp nập, trai gái mặc những bộ trang phục đẹp nhất. Tiếng nói, tiếng cười, tiếng khèn, tiếng pí da diết gọi mời. Từng đôi trai gái gửi lòng mình qua tiếng hát giao duyên. Điều độc đáo là khi vào chơi hang Thẳm Bua, các bài hát đều theo điệu "Nhuôn, Xuối tỏ tình", một làn điệu hát của dân tộc Thái.
Mùa xuân, đi hội Hang Bua, cảnh vật và lòng người như hoà làm một. Sau mỗi lần vào hang, từ trong cái mờảo của lòng hang, mang theo dư âm của cảnh và tình, bước về phía ánh sáng mặt trời, con người nhưđược sinh ra một lần nữa, để rồi thấy yêu hơn cuộc sống muôn màu. Mùa xuân đã làm nên sự diệu kỳ cho vạn vật, nhen lên ngọn lửa tình yêu bất diệt trong mỗi trái tim của con người.
Kết thúc hội Hang Bua, nhiều đôi nên vợ nên chồng, mùa xuân se duyên cho họ. Trai gái các bản mường bịn rịn hát chia tay, họ khéo léo nhắc nhau làm tròn trách nhiệm với cuộc sống : "Hai ta chia tay về làm ruộng/ Ánh mắt liếc vào ruộng mạ/ Cho bông lúa trĩu vàng/ Hẹn mùa xuân sau khi hoa Mộc Miên chớm nở bên bờ suối...".
Vi Ngọc Chân