Đọc "Xuống núi" để thấy trăn trở một miền quê
15 năm lặng lẽ viết sau những bộn bề công việc của một cán bộ huyện, cuối năm 2010, Vi Hợi cho ra mắt tập truyện ký đầu tay với cái tên của động từ chắc khỏe: "Xuống núi", gồm 22 tác phẩm: bút ký, ghi chép và truyện ngắn.
Đọ
Múa khèn - Nét văn hoá của người Mông. Ảnh: Công Sáng
Có một Lô Văn Tài, "Người ở lại Xốp Mạt" đã không hoang mang bỏ làng khi bản của ông tiêu điều bởi tệ nạn ma túy. Có một giám đốc Hồ Sĩ Thành (Gian khó với rừng) đã vực dậy một lâm trường trước nguy cơ tan rã: "Một lâm trường trong 3 năm cách chức 2 giám đốc và khai trừđảng...". Có cô giáo miền xuôi (Dưới chân núi Pả Kháo) đã có những năm tháng tuổi trẻ "bốn cùng" với đồng bào Mông nơi núi rừng heo hút, đem cái chữ cho con cháu họ.
Và đây, ông Pịt Văn Toán (Khi chim Pít gọi bầy) là người Khơ Mú đầu tiên của huyện viết đơn tình nguyện đi bộđội. 21 năm trong quân ngũ, thiếu tá về hưu. Về hậu phương làm Bí thư chi bộ bản, đại biểu Quốc hội. Ông "là con chim Pít đầu đàn bao giờ cũng bay trước kêu pít pít...mỗi khi nghe tiếng kêu ấy là cảđàn bay đến và bay theo chim đầu đàn...".
Nghệ nhân khèn bè Vi Đình Công (Tiếng gọi nơi thượng nguồn), đã bao năm lưu giữ và phát triển nhạc cụ dân tộc Thái. Ông còn thuộc hàng trăm câu chuyện cổ, am tường phong tục, lệ làng. Rồi chuyện vận động đồng bào Mông xuống núi lập bản mới (Xuống núi) của trưởng bản Vừ Chông Mùa, già làng Vừ Bá Lỳ cùng cán bộ huyện, bộđội biên phòng đã vượt qua bao gian nan, đập tan những âm mưu của kẻ xấu, đưa người dân xây dựng cuộc sống định cư, định canh tươi đẹp. Còn nữa, bí thưĐảng ủy xã - Lộc Thị Bình, chị Kha Hoan, cán bộ huyện..., tất cả những buồn vui, trăn trởđánh thức tiềm năng người và đất nơi miền đất rẻo cao này.
Tôi còn nhớ ý kiến của một lãnh đạo tỉnh trong buổi trò chuyện với anh em văn nghệ sỹ, đại ý: "Văn nghệ sỹ tỉnh nhà hãy khẩn trương chớp lấy, ghi lại bằng những tác phẩm văn học về những người, những cảnh hiện tại của thượng nguồn sông Cả, nơi đang có những biến đổi lớn...". Nhà văn Vi Hợi phần nào đã làm được điều ấy. Vâng! một vùng đất bao đời nghèo khó, leo lét ngọn đèn dầu để hôm nay có ánh sáng từ dòng sông trập trùng thác dữ và mênh mang mùa mưa lũ.
Đó là tình yêu của người dân nơi đây đối với quê hương, đất nước - những Xiềng Lằm, Xốp Lăm, Kim Đa...đã nằm im trong quá khứ với bao huyền thoại ngàn xưa cho một huyền thoại mới. Nhưng còn vang vọng trong những trang văn mà Vi Hợi ghi lại trong tập "Xuống núi". "Thưởấy có một dòng sông nhỏ chạy loanh quanh, ngơ ngác giữa rừng núi hoang vu, rậm rạp, qua những đồng cỏ tươi xanh - qua những bản làng người Thái quanh năm rộn rã tiếng cồng, tiếng chiêng, tiếng pí, tiếng khèn và những câu lăm, câu xuối mượt mà của những chàng trai, cô gái làm cho con nai rừng mê mải lạc cả lối về..." (Chuyện kể một dòng sông).
Và: "Ngoài kia những giọt nắng ngời ngợi, lặng lẽ rớt từng chùm sáng trong suốt - những giọt nắng vàng như mật ong rơi xuống từng phiến đá đầy căng sức sống..." (Xuống núi).
Gấp trang sách cuối cùng, trong tôi vẫn ngân vang động từ "Xuống núi" - mà đâu chỉ chuyện xuống núi của người Mông, cả 5 dân tộc anh em đang sinh sống trên mảnh đất khắc nghiệt nhưng kỳ vĩ, nên thơ và giàu tiềm năng đang từng ngày khởi sắc trong giai đoạn mới của cách mạng.
Võ Văn Vinh