Chú trọng chiều sâu chất lượng sản phẩm du lịch
Ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời phỏng vấn báo Nghệ An nhân Kỷ niệm Ngày Du lịch Việt nam 9/7/2011.
PV: Ông có thể cho biết kết quả nổi bật hoạt động du lịch tỉnh ta 6 tháng đầu năm; mục tiêu cụ thể 6 tháng cuối năm? So với các năm trước, nội dung và kết quả hoạt động có gì mới?
Ông Nguyễn Mạnh Cường: Trong 6 tháng đầu năm, tổng lượng khách du lịch toàn tỉnh ước đạt 2,37 triệu lượt (kể cả khách tham quan lễ hội). Tổng doanh thu tăng khá cao, đạt gần 572 tỷ 380 triệu đồng, bằng 121% so với cùng kỳ năm 2010. Hoạt động du lịch đã tạo việc làm cho gần 10 ngàn lao động trực tiếp và gián tiếp.
Cơ sở vật chất phục vụ du lịch tiếp tục được đầu tư có chất lượng. Một số công trình trùng tu tôn tạo các di tích lịch sửđược đẩy nhanh tiến độ; đặc biệt công trình Bảo tồn tôn tạo Khu mộ Bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khánh thành đưa vào phục vụ nhu cầu thăm viếng, dâng hương của du khách và nhân dân... 6 tháng cuối năm 2011, ngành phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm như tổng lượt khách lưu trú đạt 2,93 triệu lượt, trong đó có 110 ngàn lượt khách quốc tế; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 1.160 tỷđồng.
Du khách thập phương lên núi Đại Huệ (
viếng mộ Cụ Bà Hoàng Thị Loan- Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh: X.N
So với năm trước, hoạt động du lịch trên địa bàn đã có những bước đổi mới đáng kể. Đó là đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành cũng như các đơn vị, cá nhân hoạt động du lịch; đưa hoạt động du lịch dần chuyển dịch về chiều sâu, các đơn vị cá nhân kinh doanh hoạt động du lịch tăng cường chú trọng vào chất lượng phục vụ, lấy chất lượng phục vụ và uy tín, thương hiệu làm đầu. Kết hợp tốt hơn việc phát huy các lễ hội với phát triển du lịch. Do vậy lượng khách du lịch năm nay không tăng về số lượng so cùng kỳ nhưng doanh thu tăng lên đáng kể.
PV: Để tăng tính khả thi cho các mục tiêu lớn về hoạt động du lịch, tỉnh và ngành đã có những điều chỉnh gì cho định hướng phát triển du lịch thời gian tới?
Ông Nguyễn Mạnh Cường: Chỉ tính riêng giai đoạn 1995-2010, du lịch Nghệ An mới chỉ tập trung phát triển mạnh về chiều rộng nhằm tăng nhanh các sản phẩm cũng như các điều kiện khác để phục vụ du khách, vậy nên có nhiều tồn tại cần khắc phục. Do đó, giai đoạn 2011-2015, hoạt động du lịch sẽ tập trung phát triển chiều sâu về chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ. Nhưđã phân tích ở trên, từđầu năm đến nay lượng khách không tăng nhưng thu nhập du lịch tăng đáng kể, nên thời gian tới ngành sẽ tiếp tục không chú trọng nhiều lắm vào lượng khách mà tập trung vào chất lượng phục vụ khách.
Theo đó, sẽ kêu gọi đầu tư vào những dự án du lịch có quy mô lớn, có sức thu hút để tăng chất lượng sản phẩm du lịch, đưa Nghệ An trở thành Trung tâm du lịch vùng Bắc Trung bộ; đáng chú ý như dự án Khu du lịch thác Khe Kèm ở vườn Quốc gia Pù Mát, Khu du lịch -thương mại Đảo Ngư, Khu tưởng niệm Truông Bồn...
Với mục tiêu thu hút thị trường khách quốc tế, sẽ thực hiện một số giải pháp đồng bộ, trong đó tạo điều kiện thuận lợi về mặt thủ tục nhập, xuất cảnh tại các cửa khẩu, kêu gọi đầu tư xây dựng các khu nghỉ dưỡng cao cấp tại Nghệ An... Cùng với xây dựng chương trình đồng bộ, có tính chiến lược phát triển du lịch trong thời kỳ 2011-2015, Ban Thường vụ Tỉnh ủy sẽ có nghị quyết cụ thểđể phát triển du lịch trong giai đoạn này từđó chỉđạo các cấp ủy Đảng, các cấp, các ngành vềđịnh hướng phát triển nhanh du lịch trong giai đoạn tới. Về phía ngành, sẽ có chương trình cụ thể kết hợp tốt việc phát huy các di tích văn hóa, lịch sử, các lễ hội truyền thống và các sản phẩm văn hóa khác với phát triển du lịch.
PV: Khó khăn lớn nhất của du lịch Nghệ An hiện nay là gì? Những giải pháp của ngành để tháo gỡ những khó khăn đó?
Ông Nguyễn Mạnh Cường: Hiện điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh còn khó khăn, nguồn lực đầu tư cho du lịch còn hạn chế, nhất là về hạ tầng, xúc tiến du lịch. Nhận thức của một số cán bộ và nhân dân về vị trí, vai trò ngành du lịch trong phát triển kinh tế chưa đầy đủ.
Công tác quy hoạch một số khu, điểm du lịch còn chồng chéo, có nguy cơảnh hưởng tiêu cực đến môi trường; công tác xúc tiến đầu tư chưa theo kịp yêu cầu phát triển du lịch trên địa bàn. Chưa có nhiều cơ chế, chính sách riêng cho một số vấn đềđặc thù còn khó khăn của du lịch như: phát triển lữ hành, phát triển các sản phẩm du lịch mới... Mối quan hệ phối hợp giữa các ngành, các địa phương trong quản lý du lịch có mặt thiếu đồng bộ... Đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nước về du lịch còn mỏng, thiếu cán bộ chuyên trách theo dõi quản lý du lịch được đào tạo về chuyên ngành, nhất là địa bàn các huyện, thành, thị trọng điểm du lịch.
Với những khó khăn trên, ngành sẽ có giải pháp tập trung triển khai thực hiện tốtChương trình Xúc tiến du lịch đến năm 2015 và Đề án Xây dựng Thương hiệu du lịch Nghệ An đã được phê duyệt với nội dung trọng tâm là nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, tạo môi trường du lịch lành mạnh, văn minh, an toàn, thân thiện; đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá trong nước và ngoài nước.
Thời gian tới, ngành sẽ tham mưu cho tỉnh và có sự phối hợp tốt với các các cấp, ngành tạo điều kiện tăng nguồn kinh phí cho công tác tuyên truyền quảng bá du lịch. Đồng thời, tiếp tục đầu tư và đầu tư có trọng tâm khu, điểm du lịch với các sản phẩm du lịch đa dạng, có sức hấp dẫn cao để thu hút khách du lịch trong nước và nước ngoài, trong đó cần đặt đúng vai trò của loại hình du lịch tâm linh; kết hợp nhiều loại hình du lịch tạo sựđa dạng về sản phẩm; quan tâm mạnh đầu tư các công trình văn hóa trọng điểm để tạo nên những sản phẩm du lịch hấp dẫn; nâng cao hiệu lực và vai trò của Hiệp Hội du lịch...
PV: Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
Đình Sâm (Thực hiện)