Lên miền Tây trẩy hội
(Baonghean.vn) Cũng như những vùng quê khác trên mọi miền đất nước, mỗi độ tết đến, xuân về, bà con các huyện miền Tây xứ Nghệ lại nô nức bước vào mùa trẩy hội. Vùng đất này đang thực sự chuyển mình trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhưng vẫn lưu giữ những trầm tích văn hóa. Lễ hội mùa xuân chính là dịp để khơi dậy mạch nguồn truyền thống, để những nét bản sắc của quê hương được mãi mãi trường tồn...
Mấy năm nay, đã gần như thành thông lệ, sau tết Nguyên Đán, chúng tôi lại sắm sửa hành trang cho những chuyến ngược rừng lên các huyện miền Tây, không phải để tìm hiểu những mô hình phát triển kinh tế, văn hóa hay phản ánh những tâm tư, trăn trở của đồng bào các dân tộc mà đểđược thực sự hòa mình trong niềm vui ngày hội.
Điểm đặt chân đầu tiên là ngã ba Cửa Rào (thuộc xã Xá Lượng, huyện Tương Dương), nơi hợp lưu của hai dòng Nậm Nơn và Nậm Mộđể thành dòng sông Lam - biểu tượng của văn hóa xứ Nghệ. Nơi ngã ba sông này có một ngôi đền cổ rất linh thiêng, gọi là đền Vạn (còn có tên gọi khác là đền Cửa Rào). Đền Vạn là nơi thờĐoàn Nhữ Hài, một Đốc tướng thời nhà Trần không may bị tử trận trên đường truy kích giặc Ai Lao. Cảm kích trước sự hy sinh vì bình yên bản làng của vịĐốc tướng và quân sỹ nhà Trần, người dân vùng Nam Nhung (gồm các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương và Con Cuông ngày nay) lập đền thờ tại vị trí ngã ba sông, nơi Đoàn Nhữ Hài hy sinh và thay nhau hương khói quanh năm. Về sau, tại đền Vạn, người dân còn thờ chung Tam Tòa Thánh Mẫu. Trải qua những bước thăng trầm, đến nay, đền Vạn đang được huyện Tương Dương từng bước tu bổ, nâng cấp và hàng năm tổ chức các hoạt động lễ hội vào dịp đầu xuân.
Tiếp tục ngược Quốc lộ 7A chừng 40 km là địa phận xã Hữu Kiệm thuộc huyện Kỳ Sơn, nơi có đỉnh Pu Nhạ Thầu cùng ngôi đền thiêng nhìn xuống dòng Nậm Mộ quanh năm rì rào tuôn chảy. Đỉnh Pu Nhạ Thầu cũng là nơi Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài chọn làm đại bản doanh để luyện tập binh sỹ và quan sát thế trận. Người dân vùng Nam Nhung hăng hái xin gia nhập và tiếp tế lương thảo cho đội quân triều đình để sớm đánh tan quân xâm lược.
Trong sốđó, có một người phụ nữ tuổi đã cao nhưng vẫn động viên chồng con tham gia trận mạc, còn bản thân bà tình nguyện xin làm việc nuôi quân. Khi giang sơn, bờ cõi đã bình yên, lúc này Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài đã tử trận và người mẹ nuôi quân cũng không còn nữa, người dân trong vùng quyết định rước linh vị hai người về thờ tại ngôi đền trên đỉnh núi. Từđó, ngọn núi này có tên gọi Pu Nhạ Thầu (núi Bà Già) và ngôi đền cũng có tên gọi Pu Nhạ Thầu (còn có tên gọi khác là đền Nhà Trần). Vào mỗi độ xuân về, khi mùa màng đã xong xuôi, khi lúa ngô đã vềđến nhà, đồng bào các dân tộc ở Kỳ Sơn lại hân hoan bước vào mùa lễ hội để tưởng nhớ những vị thần linh đã che chở, phù hộ cho cuộc sống bản làng luôn được thanh bình, no ấm.
Chia tay vùng đất Tây
Ngược lên cuối Quốc lộ 48 là huyện Quế Phong, nơi có đền Chín Gian với huyền tích về thời khai bản, lập mường của người Thái vùng đất Phủ Qùy. Theo quan niệm của đồng bào dân tộc Thái, Mường Tôn (nay là xã Châu Kim, huyện Quế Phong), nơi đền Chín Gian tọa lạc là trung tâm của chín bản, mười mường. Vì thế, đầu năm, con dân của chín bản, mười mường cùng hành hương về Mường Tôn để mở hội tế trời, tế tổ và cầu mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt. Đây là nét tín ngưỡng độc đáo của người Thái vùng Tây Bắc xứ Nghệ.
Từ Quế Phong, chúng ta lại xuôi về Qùy Châu, nơi có Hang Bua (tiếng Thái gọi là Thẳm Bua), một danh thắng được xếp hạng cấp quốc gia, cũng là nơi vị vua Bảo Đại từng đặt chân tới để thưởng ngoạn. Danh thắng Hang Bua thuộc Mường Chiềng Ngam xưa với những câu chuyện mang đậm sắc màu huyền thoại.
Lễ hội Hang Bua gắn liền với truyền thuyết về mối tình trong sáng, thủy chung nhưng cũng đầy éo le, trắc trở của nàng Ni, con gái của một phìa bản và một chàng trai nghèo. Càng bị ngăn cấm, tình yêu của nàng Ni và chàng trai nghèo càng say đắm, thiết tha. Tên phìa bản bèn lập mưu đẩy chàng trai xuống hang sâu diệt thuồng luồng để trừ họa cho dân bản... Đợi mãi không thấy người yêu trở lại, nàng Ni quyết định vào hang sâu tìm chàng. Ngồi giữa tảng đá trên đỉnh hang Bua, nàng Ni khóc than từ ngày này sang ngày khác, khóc đến cạn dòng nước mắt. Những giọt nước mắt của nàng thẩm thấu qua từng thớđá và trở thành những giọt thạch nhũ long lanh, nhiều màu sắc như tình yêu trong sáng, sắt son của nàng. Từđó, cứ mỗi dịp xuân về, trai gái trong vùng lại tìm đến hang Bua để tình tự và bày tỏ niềm ngưỡng mộ với mối tình trong sáng, thủy chung của nàng Ni và chàng trai nghèo. Năm này qua năm khác, lâu dần thành quen và trở thành lễ hội hàng năm của đồng bào Thái.
Lên miền Tây trẩy hội, chúng ta nhưđược đắm mình trong không khí linh thiêng với tiếng cồng, tiếng chiêng rộn rã. Trong ánh lửa trại bập bùng, các cụ già kể lại những câu chuyện thưở xưa. Văng vẳng tiếng khèn bè, tiếng sáo dặt dìu gọi bạn... Và cùng thưởng thức làn điệu khắp, lăm, nhuôn của bà con người Thái, điệu hát tơm của người Khơ mú, điệu lù tẩu của người Mông và khúc hát Đu đu điềng điềng của người Thổ. Đặc biệt, chúng ta sẽđắm say cùng điệu múa lăm vông, lăm tơi quyến rũ, và cảđiệu xòe Mông, xòe Thái rất đỗi nhịp nhàng. Trong men rượu cần chếnh choáng, trong tiếng nhạc dặt dìu, khách xa cùng mở rộng vòng xòe và lòng không khỏi bối rối trước bước đi nhịp nhàng, nụ cười duyên dáng và ánh mắt thiết tha của những cô gái miền sơn cước...
Công Kiên