Quy hoạch phát triển và phân chia vùng biển, ven biển nước ta
+ Quy hoạch phát triển vùng biển: thực hiện Chỉ thị của Trung ương và Chính phủ, từ những năm 1995-1996, chúng ta đã thực hiện Dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển và hải đảo Việt Nam đến năm 2010 nhằm tạo căn cứ cho việc chỉ đạo thống nhất các ngành và địa phương trong quản lý và phát triển kinh tế biển, ven biển và hải đảo. Dự án được hoàn thành cuối năm 2006 và thông qua Ban chỉ đạo Nhà nước về Biển Đ΄ng và các hải đảo tháng 9 năm 1998.
Tháng 10 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục giao Bộ kế hoạch chủ trì phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan triển khai đề án "Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2020" làm căn cứ quan trọng để các ngành và địa phương có biển xây dựng và triển khai các kế hoạch, chương trình và dự án cụ thể phát triển kinh tế biển thuộc đơn vị mình. Kết quả đã có 29 địa phương trong cả nước xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, trong đó có đề án riêng về quy hoạch phát triển kinh tế biển.
+ Phân chia vùng biển: việc phân chia các vùng viển và ven biển nước ta khá phức tạp, nhiều căn cứ và có ý nghĩa chỉ đạo, quản lý và mang tính ước lệ.
Phân chia theo chiều dọc ta có 5 vùng là vùng biển Vịnh Bắc bộ, vùng biển miền Trung, vùng biển Đ΄ng Nam bộ, vùng biển Tây Nam bộ và vùng biển khơi. Phân chia theo chiều ngang gồm 2 vùng lộng và khơi.
Trong quy hoạch phát triển của ngành Nông nghiệp bố trí theo 5 vùng kinh tế thủy sản: đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, vùng Bắc Trung bộ, vùng Nam Trung bộ, vùng Đ΄ng Nam bộ và vùng Tây Nam bộ. Để đáp ứng yêu cầu quản lý các hoạt động khai thác hải sản và phân cấp quản lý biển, các vùng biển còn được phân chia thành tuyến ven bờ (từ đường bờ đến 6 hải lý) giao cho cộng đồng ngư dân của địa phương quản lý; tuyến gần bờ (từ 6 hải lý đến đường lãnh hải) giao cho tỉnh có vùng biển đó quản lý; tuyến xa bờ (đường lãnh hải đến hết vùng đặc quyền kinh tế) do Bộ N΄ng nghiệp quản lý và tuyến viễn dương.
Theo quy hoạch của Bộ Quốc phòng, vùng biển nước ta được chia thành 4 vùng là Hải quân vùng 1 từ Móng Cái đến Đèo Ngang, Hải quân vùng 3 từ Đèo Ngang đến Đại Lãnh, Hải quân vùng 4 từ Đại Lãnh đến Sóc Trăng, Hải quân vùng 5 từ Sóc Trăng đến Hà Tiên. Nếu theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển và hải đảo Việt Nam đến năm 2010 của Bộ Kế hoạch Đầu tư có: vùng biển và ven biển Bắc bộ, vùng biển và ven biển Trung bộ, vùng biển và ven biển Đ΄ng Nam bộ, vùng biển và ven biển Tây Nam bộ, vùng biển khơi.
Theo Nghị quyết TƯ4 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, nước ta có 4 vùng biển là: vùng biển và ven biển phía Bắc từ Quảng Ninh đến Ninh Bình; vùng biển và ven biển Bắc Trung bộ, duyên hải Trung bộ từ Thanh Hoá đến Bình Thuận; vùng biển và ven biển Đ΄ng Nam bộ từ Bà Rịa Vũng Tàu và TP Hồ Chí Minh; vùng biển và ven biển Tây Nam bộ từ Tiền Giang đến Cà Mau và Kiên Giang. Từng vùng có mục tiêu ưu tiên để đầu tư, phát triển
(còn nữa).
Phòng Bạn đọc (gt)