Tấm lòng của mẹ
(Baonghean.vn) Bà Tâm vào lập nghiệp ở ngôi làng heo hút vùng chiến khu xưa ở miền Nam. Quê bà ở tận ngoài Bắc, chồng hy sinh thời chống Mỹở trong này. Lúc chồng bà hy sinh, Hoàng Minh mới được một tháng tuổi, lúc đó bà gần ba mươi.
Ngày đất nước thống nhất, Hoàng Minh mới ba tuổi, bà hỏi thăm đồng đội về nơi chồng bà hy sinh và quyết định đưa con vào nơi chồng đang yên nghỉđể lập nghiệp sinh sống, đồng thời có điều kiện để hương khói cho chồng. Hai mẹ con bà sống bằng đồng lương nhà giáo còm cõi của thời bao cấp. Chính trong những ngày khốn khó đó, bà càng thương yêu con hơn và quyết định không đi bước nữa, để con được hưởng trọn vẹn tình cảm của bà. Hoàng Minh lớn lên không như những đứa trẻ khác vì sinh thiếu tháng nên bà rất vất vả, khổ sở với con. Ngay cả những buổi lên lớp, bà phải mang con đi.
Đến lớp bà lấy một manh chiếu nhỏđặt con nằm ở hành lang của trường rồi vào lớp dạy. Ban Giám hiệu và thầy cô giáo đồng nghiệp rất thông cảm cho hoàn cảnh của bà nên không làm khó dễ. Cuộc sống cứ thế trôi qua. Ngày Hoàng Minh học lớp 4 thì bị bệnh phù thận, bà Tâm đã khóc hết nước mắt. Bà nghĩ: Đây là giọt máu cuối cùng của anh ấy gởi lại cho mình, nhẽ nào mình không giữ nỗi? Con thì nhỏ mà bệnh tật thì hiểm nghèo, đồng lương thì eo hẹp, tiền đâu để chạy thận nhân tạo cho con đây?
Chả nhẽ lại buông xuôi trước mạng sống của con hay sao? Không! Không thể như thếđược! Bằng mọi giá phải cứu lấy giọt máu của anh ấy. Lương tâm của người mẹ thôi thúc. Bà đến một bệnh viện yêu cầu xin được hiến thận của mình cho con. Bà nói với các bác sỹ: "Nó là đứa con duy nhất của vợ chồng tôi, là giọt máu cuối cùng của anh ấy, tôi nhờ bác sỹ hãy lấy thận của tôi thay cho con tôi, cháu nó cần phải sống". Bác sỹ trưởng khoa bảo: "Việc hiến thận không phải nói hiến là hiến được ngay, chị phải cho chúng tôi thời gian lấy xét nghiệm, sau khi có kết quả chúng tôi sẽ trả lời chị". Mười ngày chờđợi kết quả xét nghiệm đối với bà quả là thời gian dài hơn bao giờ hết, nhưng bà vẫn nuôi hy vọng. Vào sáng thứ hai, bác sỹ thông báo: "Chị có thể hiến thận cho con được, mọi kết quả xét nghiệm chúng tôi đã làm xong"... Ca ghép thận thành công, hai mẹ con lại trở về với cuộc sống đời thường. Bà nói với con: "Con có được cuộc sống như hôm nay và được hưởng mọi sựưu đãi như vậy, là nhờ cha của con, con cố gắng học tập thật giỏi để khỏi phụ lòng kỳ vọng của mẹ và linh hồn của cha con nơi chín suối".
Năm Hoàng Minh học lớp 12 em hiểu những gì mà mẹ kỳ vọng ở mình. Em được đi du học nước ngoài theo chếđộưu tiên. Những năm học ở nước ngoài, Hoàng Minh đều đặn gửi thư, gọi điện về hỏi thăm sức khỏe và cuộc sống của mẹở quê nhà. Bà Tâm cảm thấy mình hạnh phúc khi có một đứa con có hiếu. Hoàng Minh về nước được một công ty liên doanh nước ngoài mời làm việc. Mãi 5 năm sau, Hoàng Minh mới có dịp về nhà thăm mẹ. Hai mẹ con bao năm xa cách gặp nhau mừng mừng, tủi tủi. Bà Tâm sờ vai, nắn tay, xoa đầu đứa con mà bà yêu quý nhất, rồi nói trong nước mắt: "Thấy con khỏe mạnh là mẹ mừng lắm rồi! Con không biết đấy thôi, những ngày xa con, mẹđêm nào cũng thắp hương trên bàn thờ cầu xin cha con phù hộ cho con "chân cứng đá mềm" có sức khỏe để công tác học tập. Mẹ chỉ buồn một nỗi là phải xa con biền biệt, không biết con có nhớ mẹ không?". "Sao mẹ lại nói vậy? Con không nhớ mẹ thì nhớ ai, ngay những năm học ở nước ngoài, lúc nào con cũng nghĩ về mẹ, trong bữa ăn và ngay cả trong giấc ngủ. Lẽ ra khi về nước con sẽ về thăm mẹ ngay nhưng vì đất nước trong thời kỳ mở cửa hội nhập, các công ty nước ngoài họ vào đầu tư tại Việt Nam còn thiếu nhân lực, nên con đành phải thất hiếu với mẹ". "Con ạ! Mẹ có trách con là không có hiếu với mẹđâu, ý mẹ nói là mẹ rất nhớ con. Điều mà mẹ mong muốn nhất hiện nay là con thỉnh thoảng nhớ về thăm mẹ, còn tiền bạc mẹ không nói làm gì". "Con cứ tưởng việc gì lớn lao chứ việc đó thì con làm được, ngược lại con còn làm được nhiều hơn thế nữa mẹạ!". "Con không nói dối mẹđấy chứ". "Tất nhiên rồi mẹạ! Con mang về cho mẹ một bất ngờđây, đó là những thành tựu của khoa học để mẹ lúc nào cũng nhìn thấy con, lại được nghe con chuyện trò trực tiếp với mẹ". "Có chuyện đó thật sao con?". Hoàng Minh đưa cho mẹ chiếc điện thoại di động và lắp cho mẹ một chiếc ti vi cùng với chiếc đầu đĩa rồi nói: "Từ nay trởđi mẹ sẽ không buồn nữa đâu, mẹ mở ti vi ra xem có đầy đủ chương trình phát sóng. Mẹ ngồi ở nhà nhưng có thể thấy được thế giới từng ngày thay đổi như thế nào". Hoàng Minh cầm chiếc máy điện thoại di động đưa cho mẹ và dặn: "Con đã cài đặt số 1 là mẹ gọi cho con, mẹ chỉ cần bấm phím số 1 là con có thể nói chuyện được với mẹ. Còn chiếc đầu máy mẹ cứ bỏ cái đĩa này vào, bấm nút này là mẹ sẽ thấy hình ảnh của con, như vậy là mẹ sẽ không còn nhớ con nữa". Bà Tâm rất vui vì con luôn nghĩ về mình. Nhưng giọng bà buồn rầu nói: "Con ạ! Máy móc chỉ là máy móc, mẹ chỉ mong được nhìn thấy con người bằng xương, bằng thịt, muốn được nấu cho con ăn những món mà con thích nhất, mấy thứ này cũng giống như người nằm mơ mà thôi"...
Hoàng Minh đi rồi, bà Tâm ở nhà nhớ con, lấy điện thoại ra bấm số 1 để nghe tiếng nói của con thì bên kia trả lời "Sốđiện thoại bạn đang gọi hiện không liên lạc được, xin vui lòng gọi lại sau". Bà định bật đầu đĩa xem nhưng lại quên không biết bấm vào nút nào. Còn về Hoàng Minh, ở thành phố hàng ngày, hàng giờ anh lao vào cơn lốc xoáy của công danh và sự nghiệp nên không còn thời gian về thăm mẹ của mình. Ngày mẹ mất, anh lại đi công tác nước ngoài, mãi đến một tháng sau anh mới về. Bước vào ngôi nhà anh có cảm giác một không khí lạnh lẽo ảm đạm, mọi vật vẫn nguyên như ngày mẹ anh còn sống, anh đến bên chiếc đầu đĩa thì thấy vẫn nguyên vẹn vì mẹ anh chưa một lần mở nó. Chiếc điện thoại di động nằm trên bàn thờ của cha mẹ anh, nó cũng chưa một lần được gọi đi. Anh bần thần cảm thấy mình là người có lỗi... Từng giọt nước mắt lăn trên gò má không rửa hết sự ân hận. Anh cứ nghĩ rằng, những phương tiện khoa học kỹ thuật kia, sẽ thay thếđược tình cảm mẫu tử giữa mẹ và anh, nhưng anh đã nhầm, mẹ chưa một lần sử dụng đến chúng. Bỗng cánh cửa mở, một bà trạc tuổi bằng mẹ anh bước vào đưa cho anh bức thư và nói: "Trước khi trút hơi thở cuối cùng, mẹ anh nhờ tôi đưa cho anh bức thư này, bà dặn dù bất kỳ giá nào cũng phải trao tận tay cho anh".
"Con trai yêu quý nhất của mẹ! Lẽ ra điều bí mật này mẹ sẽ mang nó đi theo xuống mồ, thì tình cảm mà con dành cho mẹ sẽ trọn vẹn, nhưng nếu như vậy thì mẹ nhẫn tâm với con quá. Giờđây mẹ nói với con biết hết sự thật. Con trai! Con không phải là con đẻ của mẹ mà là con của cha con với một người đàn bà khác. Trước lúc đi vào chiến trường, cha đã nói cho mẹ biết vì đã trót lỡ với Hòa một cô gái làng bên nay đã có thai. Cha con mong mẹ tha thứ và nếu con chào đời cô Hòa không nuôi được thì em nhận về nuôi giúp anh. Khi con chào đời mẹ con bị hàng xóm, láng giềng dị nghị và khinh rẻ, coi thường nên đem con đặt trước cửa nhà mẹ, lúc đó con mới tròn một tháng tuổi rồi bỏđi biệt tăm. BΩng đi hơn hai mươi năm, mẹ con có tìm đến thăm mẹ và thắp hương cho cha con. Mẹ con cho mẹđịa chỉ, và nhờ mẹ nói với con hãy tha thứ cho bà ấy. Mẹ gọi điện cho con mà không được. Khi con đọc lá thư này thì mẹ không còn trên cõi đời này nữa. Con hãy đi tìm mẹ con, theo địa chỉ này... và tha thứ cho bà ấy con nhé. Đàn bà phụ nữ họ có nỗi khổ tâm riêng, nỗi đau đó chỉ có lương tâm họ mới hiểu, chứ người ngoài ít ai hiểu nỗi. Đây là mấy lời cuối cùng mẹ nói với con và cũng là ước nguyện cuối cùng của mẹ. Con hãy mở rộng tấm lòng độ lượng khoan dung, và nên tâm niệm một điều: Mẹ nào cũng là mẹ. Còn đối với mẹ thì đứa con nào cũng là con, miễn là sống làm sao cho tròn đạo lý!".
Mẹ của con
Nguyễn Thị Lương Tâm
Võ Hoàng Nam