Cần quan tâm đến người lao động thu nhập thấp
(Baonghean.vn) Sau hơn 2 năm thực hiện Cuộc vận động "Người Việt
Hằng ngày, nhiều điểm trên một số tuyến đường như: Lê Duẩn, Lê Hồng Phong, Nguyễn Phong Sắc, Nguyễn Sỹ Sách... (TP Vinh) bày bán la liệt ngay trên vỉa hè đủ các loại hàng hoá, từ quần áo, giày dép đến kính mắt, túi xách. Chị Phạm Thị Dung - một chủ xe đẩy quần áo “cắm chốt” gần khu vực Siêu thị Big C, cho biết: “Khách hàng chủ yếu là người ít tiền nên họ cũng không khó tính lắm.
Quần áo trong các cửa hàng thời trang phần lớn có giá từ 300.000 đồng/chiếc trở lên, nhưng ở đây chỉ cần 60.000 - 100.000 đồng là khách có thể sắm cho mình một chiếc áo kiểu cách và hợp thời trang”. Một anh thanh niên chuyên bán giày da, giày thể thao, bít tất trên vỉa hè đường Nguyễn Sỹ Sách (TP.Vinh) cho biết thêm: “Giá mỗi đôi giày ở đây là 80.000- 150.000 đồng, tất chân 5.000 - 7.000 đồng. Những khi hàng còn tồn nhiều hay nhập được lô hàng rẻ, chúng tôi sẽ giảm giá bán hoặc áp dụng chiêu thức khuyến mại mua 2 - tặng 1 để nhanh thu hồi vốn”... Khách hàng chủ yếu của các điểm bán hàng di động, bán trên vỉa hè chủ yếu là công nhân, những người lao động thu nhập thấp.
Để hàng Việt tiếp cận được với công nhân, những người lao động, chị Nguyễn Thị Nga (quê ở xã Tân Sơn - Quỳnh Lưu), là công nhân lâu năm của Công ty Cổ phần may Minh Anh- Kim Liên cho rằng: “Vào những ngày thứ Bảy, Chủ nhật loanh quanh ở nhà trọ cũng buồn, mấy chị em thường rủ nhau đi dạo xem hàng hay mua sắm. Vì vậy, các nhà sản xuất nên tổ chức những gian hàng giới thiệu sản phẩm, những phiên chợ phục vụ cho anh, chị em công nhân, người lao động thu nhập thấp để vừa tiếp thị sản phẩm, vừa thắt chặt thêm tình cảm với người tiêu dùng”.
Qua việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”, theo kết quả điều tra được công bố của Viện Nghiên cứu dư luận xã hội (Ban Tuyên giáo Trung ương), có 59% số người tiêu dùng tự xác định khi mua hàng hóa sẽ ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Điều này chứng tỏ nhiều doanh nghiệp Việt
Ngọc Anh