Coi trọng tuyên truyền và giám sát thi hành pháp luật
(Baonghean.vn) - Là một cơ quan tham mưu quản lý nhà nước về hoạt động tư pháp, năm qua, ngành Tư pháp Nghệ An đã tham mưu cho tỉnh xây dựng nhiều văn bản pháp luật quan trọng, phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tới đông đảo các tầng lớp nhân dân..
Một trong những hoạt động quan trọng của ngành Tư pháp là công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật. Trong năm 2011, Sở Tư pháp góp ý được 190 lượt dự thảo văn bản và thẩm định 184 lượt dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của các ban, ngành, địa phương, giúp cho các văn bản được ban hành bảo đảm hình thức, nội dung theo quy định của pháp luật, phù hợp với thực tiễn quản lý nhà nước ở từng cơ sở. Trên cơ sở kiểm tra, rà soát, Sở Tư pháp đã phát hiện được hơn 200 văn bản ở Thành phố Vinh, Thị xã Cửa Lò, huyện Nghi Lộc, Quỳ Hợp có nội dung không đúng quy định của pháp luật, ban hành trái thẩm quyền hoặc ban hành sai căn cứ pháp lý, có biểu hiện sao chép máy móc...
Thi hòa giải viên giỏi cơ sở - một trong những hình thức tuyên truyền pháp luật sinh động và hiệu quả
Cùng với việc tham mưu xây dựng và rà soát quy phạm phạm luật, công tác hành chính tư pháp cũng được ngành chú trọng. Năm qua, nhờđược thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ, kiểm tra và hướng dẫn chỉđạo thường xuyên nên công tác hộ tịch ở cấp huyện, xã ngày càng đi vào nề nềp. Tại nhiều huyện miền núi, nhờ sự vào cuộc của các cấp, ngành trong việc tuyên truyền phổ biến pháp luật nên bắt đầu có ý thức vềđăng ký công tác hộ tịch, hộ khẩu. Tại huyện Quỳ Châu, so với các năm trước, tỷ lệđăng ký các sự kiện pháp lý liên quan đến hộ tịch, hộ khẩu trên địa bàn huyện đạt trên 90%. Một số xã như Châu Bình, Thị trấn Tân Lạc, Châu Hội đạt 100%.
Công tác hộ tịch có yếu tố nước ngoài đều tuân thủ quy định pháp luật, chưa có trường hợp sai sót nào xảy ra. Bên cạnh đó, ngành còn phát hiện và ngăn chặn kịp thời các trường hợp giả mạo hồ sơ nhằm lành mạnh hóa quan hệ hộ tịch có yếu tố nước ngoài. Riêng về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý, ngành Tư pháp ban hành nhiều đề án nhằm đề ra nhiều giải pháp để tăng cường hiệu quả hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Đó là Đề án "Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu mới, phát triển đất nước"; Đề án "Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số"; Đề án "Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp"...
Qua thực hiện các đề án, ngành tổ chức được 112 cuộc tập huấn, 1.900 buổi diễn đàn sinh hoạt hội viên, sinh hoạt câu lạc bộ, trên 8.400 cuốn tài liệu chuyển tới cơ sở giúp nhân dân hiểu biết và chấp hành pháp luật, hạn chế vi phạm pháp luật, giữ vững an ninh, trật tự xã hội. Năm 2011, thông qua các đợt trợ giúp pháp lý lưu động và qua tổng đài 1080, ngành Tư pháp thực hiện hơn 2.000 vụ việc trợ giúp pháp lý, kịp thời tư vấn pháp luật cho hàng ngàn lượt người dân và đối tượng theo quy định.
Tại buổi làm việc mới đây với ngành Tư pháp Nghệ An, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã đánh giá cao những nỗ lực của toàn ngành Tư pháp tỉnh đã triển khai cơ bản, toàn diện các mặt công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ, qua đó phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân, doanh nghiệp...
Tuy vậy, bên cạnh những mặt đã đạt được, năm qua, ngành Tư pháp vẫn còn những hạn chế như: Công tác tham mưu thực hiện chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật chưa bảo đảm tiến độ, việc triển khai một số luật như: Luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước, Luật Lý lịch tư pháp và Nghịđịnh số 55/2011/NĐ - CP của Chính phủ về công tác pháp chế; các quy định về theo dõi thi hành pháp luật của ngành Tư pháp còn chậm và nhiều vướng mắc; chất lượng ban hành văn bản cấp huyện, xã còn thấp; việc phát triển đội ngũ luật sư còn chưa được quan tâm đầy đủ; quản lý nhà nước về công chứng đã xuất hiện một số biểu hiện phức tạp, khó kiểm soát...
Để khắc phục những hạn chế trên, ông Nguyễn Hữu Thuận, Giám đốc Sở Tư pháp Nghệ An cho rằng: Năm 2012, ngoài việc nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ biến pháp luật, toàn ngành sẽ phải nâng cao hiệu quả hoạt động tự kiểm tra, kiểm tra, rà soát và xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phải tạo ra bước đột phá trong công tác kiểm tra, theo dõi, thi hành pháp luật, đặc biệt chú ý thể chế hóa để quản lý hiệu quả những ngành và lĩnh vực mà đời sống xã hội quan tâm.
Bên cạnh đó, ngành sẽ tiếp tục chỉđạo nâng cao hiệu quả quản lý các hoạt động hành chính tư pháp và bổ trợ tư pháp để phục vụđắc lực, đáng tin cậy cho việc hoạch định và thực thi nhiệm vụ quản lý, phát triển nguồn nhân lực; kiên trì và triển khai có hiệu quả việc đổi mới, xã hội hóa, phát huy vai trò tự quản các tổ chức nghề nghiệp, luật sư, công chứng, giám định tư pháp.
Mỹ Hà