Nghệ sỹ nhân dân Hồng Lựu: Còn gì hơn một chữ "tình"?
(Baonghean) Sau bao hẹn hò, bận mải, tôi cũng gặp được chị. Quán café đối diện Nhà hát Dân ca Nghệ An, tôi ngồi chờ và thấy chị băng qua đường. Không phải nữa hoàng hậu trong bộ xiêm y lộng lẫy hay bà mẹ nghèo áo nâu, không phải cô gái sông Lam đang cất giọng chèo đò hay Nguyễn Thị Minh Khai hiên ngang, khí tiết..., người phụ nữ bé nhỏ bình dị giữa muôn mặt người thành phố chiều ấy, khi ngồi trước mặt tôi chỉ còn là một người con xứ Nghệ cháy đến những giọt cuối cùng cho dân ca.
Năm ấy, Đoàn văn công Tổng cục Hậu cần về qua xóm nhỏĐông Thượng, xã Đồng Văn, Thanh Chương. Có một cô bé 4 tuổi cứ ríu rít với mấy cô văn công, rồi thích hát đến nỗi, tối đó, khi đoàn biểu diễn, cô bé ấy được động viên cũng lên sân khấu và đứng hát say sưa những bài dân ca thuộc được từ lời mẹ, lời bà ru. Rất đông bà con đến xem đã cổ vũ cho "con sơn ca bé nhỏ" của làng mình. Cô bé vui lắm, vì tối đó còn được nhận phần quà là bộ váy của một cô văn công.
Nghệ sĩ nhân dân Hồng Lựu
Từđó, những buổi văn nghệ xóm ít khi thiếu tiếng hát của cô bé Lựu. Lớn hơn lên, giọng ca ấy đã đem về không ít thành tích cho ngôi trường cô học với những bài hát được chính cha cô viết lời trên làn điệu dân ca, về các phong trào được phát động thời bấy giờ trong lứa tuổi học sinh như phong trào bắt bướm trừ sâu, làm kế hoạch nhỏ, đường làng sạch đẹp...
Trong gia đình có 7 anh chị em, cô con gái thứ 3 dường như có một thế giới riêng để say mê. Khi bà hát ru em, cô bé lặng nghe nơi góc nhà. Bà ngồi thái rau lợn, cô bé giống như cây nấm nhỏ ngồi bên, tròn xoe đôi mắt vừa xem bà làm vừa đòi bà dạy hát. Xem tích chèo Tấm Cám, luôn mơ mình được đóng vai cô Tấm, cô bé về nhà lại ngồi cầm quạt hát một mình.
Đến 8 tuổi, được giao nhiệm vụ rửa bát hàng ngày, sau mỗi bữa cơm, bê chồng bát cao vậy mà vừa đi vừa nhảy, vừa hát. Có hôm đánh vỡ cả chồng bát, bà bắt phạt đứng khoanh tay mãi, vậy mà sau đó vẫn "chứng nào tật ấy". Bà đành nghĩ ra một kế: "Lựu này, cháu hát khi múc nước ấy, giọng hát từ giếng nước vọng lên sẽ hay hơn nhiều." Cô bé Lựu nghe theo, không hát khi bê bát nữa, mà lại hát say sưa hơn mỗi khi cúi mình kéo nước. Lúc ấy, giọng cô vang vang ấm lạ, lại thấy bóng mình đang cười thật xinh dưới đáy nước trong. Nhưng không ít lần, mải hát, cô bé thả cả gầu dưới giếng!
Cho đến giờ, khi đã thành danh, có cuộc sống đầm ấm nơi phố thị thì ký ức một miền quê ngan ngát bãi bồi, mướt cỏ bờđê, sông Lam chảy chậm vẫn khôn nguôi nhớ nhung trong lòng NSND Hồng Lựu. Chị vẫn thấy mình là cô bé ngày xưa ấy, nghe văng vẳng đâu đây tiếng người dưới sông hát với người đi cỏ, người bên này hát với người bên kia sông và lũ trẻ mục đồng thong thả dong trâu về trong chiều hôm tím sẫm. Chị vẫn thấy mình lẫn trong đám quang gánh củi cỏấy, hát rủ nhau: "Trăng lên đến đó rồi tề/ Đỡ quang, đỡ gánh ta vềơ bay". Lạ thế, ngày xưa ấy, nói với nhau, rủ nhau đi về cũng bằng lời hát. Không ít lần mải đối đáp mà quên cả liềm trong bãi ngô, rồi quên cả trời tối. Có lần mẹ với bà phải nhao nhác gọi tìm... Hồng Lựu ngồi, trầm ngâm nhớ. "Làm nên hình hài, vóc dáng con người tôi bây giờ là có những bài ca của bà, của mẹ, của những người dân chân chất quê tôi, là núi đồi, sông nước vời vợi ân tình-mảnh đất mình lớn lên bằng hạt gạo trong lòng nó. Mà suy cho cùng, có ai không lớn lên bởi chính những điều như vậy?" Hồng Lựu luôn nghĩ, dân ca vốn ở sΩn, đằm sâu trong lòng mỗi người, và nó chính là lòng người đấy. Nếu không biết khơi dậy thì nó nằm yên lặng, nó chỉ nằm yên lặng thôi chứ không phải bị mất đi đâu...Vì vậy, chịđã luôn trăn trở với ý tưởng "khơi dậy" dòng suối mát lành ấy trong lòng mỗi người.
Khi lựa chọn vào trường Nghệ thuật thay vì trường Luật như mong mỏi của gia đình, rồi ngay cả sau này khi ra nhận việc ởĐoàn Dân ca Nghệ An, diễn những vai diễn đầu tiên, chị mới chỉ nghĩ: mình yêu dân ca, hát nó vì nó hay, vì thấy mỗi lời ẩn chứa bao điều sâu sắc, là trí tuệ, tâm hồn của con người. Mình đi hát dân ca cũng là một nghềđơn thuần, như bao công việc khác, hơn chăng đó là một công việc mà mình vô cùng yêu thích. Nhưng rồi, bắt đầu từ một buổi biểu diễn tại Rạp Bến Thành năm 1997, cũng là lần đầu chịđi biểu diễn tại các tỉnh phía Nam, chịđã nghĩ khác.
Lần ấy, Hồng Lựu hát bài "Phụ tử tình thâm". Lúc hát câu: "Khi cùng hương, cùng lửa/ Khi vào bái, ra quỳ", chị nhận thấy dưới khán giả nhiều người lau nước mắt. Thoáng nghĩ, có lẽ bài hát làm xúc động những người xa quê, nhớ quê, nhớ cha mẹ. Nhưng không phải, cả một sân bãi mênh mông hàng ngàn con người đang lặng đi. Chị cúi chào lần thứ 2, rồi thứ 3, vẫn không nghe tiếng vỗ tay. Chỉ nghe có tiếng khóc rõ dần, lan dần. Tất cảđã ào lên sân khấu ôm chầm lấy người nghệ sỹ bé nhỏ. Khi chị ra về rồi, một bà mẹ (sau này chị biết đó là mẹ của anh Sơn, Giám đốc Công ty Cao su Phú Riềng) đã níu lấy xe của Đoàn Dân ca Nghệ An: "Hồng Lựu ơi, cho bác về quê với. Nghe con hát, bác muốn về quê lắm con ơi!". Cũng từđêm hát ấy, ông Phan Thiệu Cơ, là cháu cụ Phan Bội Châu, lúc đó sống tại TP. Hồ Chí Minh, đã đánh xe chở cả gia đình đi theo đoàn suốt những đêm lưu diễn. Và chính giây khắc ấy, Hồng Lựu mới vỡ lẽ: Mình thật nông cạn. Hát dân ca nhiều là thế, yêu dân ca là thế, mà chưa hiểu hết dân ca. Bây giờ mới thực hiểu điều giản dị vẫn thường nói: Dân ca là máu thịt! Điều ấy, kỳ diệu thay, chị lại được ban tặng bởi chính những khán giả của mình. Sau đêm đó, trong hành trình lưu diễn, đêm nào hát, Hồng Lựu cũng nghẹn ngào giữa sân khấu. Từấy, chị luôn trở trăn, khao khát để hát dân ca bằng hồn cốt của một người xứ Nghệ.
Có thể thấy, dấu ấn Hồng Lựu thật rõ ràng, riêng biệt, không trong chỉ bởi giọng hát "hồn cốt" ấy, mà mỗi vai diễn dường như có sự kết duyên từ tình yêu nồng nàn của chị với nhân vật. Chị yêu và sống trong mỗi nhân vật, như ao ước được là chính mình, như ao ước được thể hiện cái tính cách của người xứ Nghệ. Những vai chịđảm nhận, từ cô gái sông Lam tới vai bà Hoàng Thị Loan... đều mang chiều sâu tính cách mà chị muốn gửi gắm. Ấy là dù khổđau mấy vẫn kiên cường, mạnh mẽ. Khi kịch bản xây dựng một tính cách nhân vật quá bi lụy, chị xin phép được sửa, được diễn một lối diễn khác hơn đi. Bao giờ, nhân vật của chị cũng tìm được một lối thoát đầy bao dung, tha thứ. Ngay ở vở kịch nổi tiếng một thời của tác giả Vũ Hải "Nỗi đau lòng mẹ", chị cũng đã chọn cái kết là bài "Phụ tử tình thâm" để nhắn gửi về sự bao dung của lòng mẹ.
Ở cả những vai phản diện, chị cũng hướng tới bao dung và tha thứ. Nhân vật của chị có thể "ăn to, nói lớn", nóng tính, cộc cằn, hay mộc mạc nhưng chìm sâu là sự chịu thương chịu khó, kiên cường mà ấm áp yêu thương. Yêu là yêu hết lòng hết dạ, ghét tưởng chừng xúc đổđi, ấy nhưng xét tận cùng là sựđấu tranh quyết liệt với cái xấu, cái mình ghét để thương hơn. Có yêu thương mới chỉ cho nhau cái sai, cái khuyết.
Và chị rút ra, mỗi câu ví, câu dặm cất lên, không có gì khác ngoài một chữ "Tình". Hãy lắng nghe xem, người xứ Nghệ nói: "Bao giờ Hồng Lĩnh hết cây/ Sông Lam hết nước thì đó với đây mới hết tình". Hãy đi hết bài ca, để thấy cái rộng lượng, phóng khoáng mà rất "đằm": "Chàng mà đối đặng thiếp theo không chàng về". Chao ơi, cái "theo không" mới hào hiệp làm sao. Rồi trên cả son sắt, thủy chung, ấy là cái chữ" chắc" rất đắt: "Đã thương thì thương cho chắc". Kỳ lạ thế là con người xứ Nghệ. Hồng Lựu say sưa nói, và chị bật lên một điều tưởng "ngược"mà không phải: Không chỉ tìm hiểu tính cách người Nghệđể diễn, để hát dân ca đâu, mà chính nhờ dân ca để tôi hiểu được người dân quê mình.
Từ năm 20 tuổi, Hồng Lựu đã luôn được các đạo diễn yên tâm lựa chọn giao những vai người phụ nữ xứ Nghệ. Chị hạnh phúc vô cùng với điều đó. Khó có thể kể hết những kỷ niệm đáng nhớ về cuộc đời nghệ sỹ, khó có thể kể hết về những thành tích mà chị có được, cũng như khó kể hết được nỗi nhọc nhằn của sân khấu dân ca, nhưng với Hồng Lựu thì "biết đâu, những khó khăn, thử thách, ấy cũng là may mắn". Từ khổđau, thiếu thốn mới cho mình ý chí vươn lên, cho mình sức mạnh chiến thắng. "Như tính cách bao đời người xứ Nghệ vậy".
Và thẳm sâu trong mạnh mẽấy, vẫn chỉ là những điều bé nhỏ, giản dị: "Tôi thấy yêu cuộc sống của mình bây giờ, một gia đình nhỏ, đầm ấm. Không thật giàu có, nhưng vẫn sẵn sàng lấy tiền lương của mình đổ xăng, rong ruổi xuống xã, xuống huyện, tìm đến những nghệ nhân dân gian, những câu lạc bộ dân ca để xem, để nghe, đểđộng viên họ và cũng như một cuộc hành hương tìm kiếm những điều còn khuất lấp ở chính mình".
45 năm tuổi đời, gần 30 năm tuổi nghề, NSND Hồng Lựu- Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ- với bao nhiêu hồi ức đã ngồi lại bên tôi trong một chiều như thế. Để tôi hiểu rằng, dân ca có thể là dòng suối, có thể là ngọn lửa đang cháy trong lòng chị và từđây nó sẽđược thắp lên, được khơi nguồn trong lòng mỗi con người chị gặp, mỗi khán giả nghe chị hát...
Thùy Vinh