Ngân hàng phải đi tìm doanh nghiệp

13/06/2012 19:46

(Baonghean) - Ngân hàng Nhà nước từ đầu năm 2012 đã rất nỗ lực trong việc giảm lãisuất tiền gửi lẫn tiền cho vay. Đỉnh điểm của lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp đã có lúc đến 25%/năm, đến 11/6/2012đã giảm xuống 13%/ năm. Có thể nói, mức giảm như vậy đã phù hợp với một nền kinh tế đang chịu nhiều suy thoái. Tuy vậy, ngân hàng vẫnđang thiếu vắng khách hàng.

Nhiều tổ chức tín dụng tăng trưởng âm


Với chức năng “kinh doanh tiền”,các ngân hàng vẫn phải thực hiện nguyên tắc huy động cao thì cho vay cao và khi huy động thấp thì chưa vội cho vay thấp. Lý giải điều này, Ngân hàng Nhà nước không những “không trừng phạt” các ngân hàng thương mại mà còn cho rằng: Sở dĩ có “độ trễ” trong việc giảm lãi suất cho vay của các ngân hàng cổ phần và thương mại do nợ xấu vẫn còn nhiều, thanh khoản vẫn chưa vững.

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến đầu tháng 6/2012, nợ xấu đã tăng từ 6% lên mức 10% trên toàn hệ thống. ỞNghệ An, tổng nợ xấu năm 2011 tại các tổ chức tín dụngtrên địa bàn là 966 tỷ đồng, cuối tháng 4/2012 nợ xấu tăng lên 1.750 tỷ đồng, nợ xấu dẫu thấp thua mức chung của cả nước nhưng do huy động cao từ những cơn “khuyến mãi” huy động trước đó nêndù Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều đợt giảm lãi suất nhưng các ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn vẫn hết sức “đủng đỉnh” để bảo toàn vốn ở mức an toàn. Khi các ngân hàng Nông nghiệp, BIDV đã giảm lãi suất cho vay xuống 17% thì NHTM mới giảm xuống 20%,khi Ngân hàng Nông nghiệp, BIDV giảm xuống 13%/ năm thì các ngân hàng Á Châu, Dầu khí… vẫn đang mời chào mức lãi suất 16-17%/năm.


Ông Cao Xuân Hợi - Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Nghệ An cho biết:4 tháng đầu năm 2012, nhiều tổ chức tín dụng tăng trưởng âm. Đến hết tháng 5/2012, ngoại trừ Vietcombank Vinh, Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Đầu tư, Bắc Á, Sài Gòn Thương Tín, Đại Dương, Á Châu, Việt Nam Thương tín có tăng trưởng tín dụng dương, còn 28 ngân hàng còn lại trên địa bàn “âm” về tăng trưởng tín dụng.


Đối với các ngân hàng này, việc Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất càng khiến họ kinh doanh khó khăn. Mức lãi suất 16-17%/năm theo họ đã là rất hạ kèm theo cả những điều kiện đảm bảo khác như dự án hợp lý, khả thi, có tài sản thế chấp.


Để có được mức lãi suất hạ như vậy là do Nghị quyết 13/CP của Chính phủ ra đời hối thúc một loạt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, theo đó Ngân hàng Nhà nước cũng liên tục có những gói lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp với lãi suất dưới 15%/năm, thực hiện cơ cấu lại nợ, giảm phí dịch vụ, đánh giá lại nợ… Tuy nhiên, khi đã huy động được vốn giá rẻ (hiện là 9%/năm) và cho vay ở mức 13%/năm (đối với các ngân hàng nhà nước và cổ phần), nguồn vốn ngân hàng đã dồi dào hơn, nhưng không dễ cho vay được.

Bà Lê Thị Huệ Anh- Phó Giám đốc điều hành Vietcombank chi nhánh Vinh cho biết: Ngân hàng đang rất cần doanh nghiệp và cán bộ tín dụng vẫn đang chạy đôn, chạy đáo tìm khách hàng. Ngân hàng VPBank cũng vậy, mạng lưới tín dụng mở rộng, hằng ngày tìm kiếm, hỏi thăm đến các doanh nghiệp, đưa ra các dịch vụ thu hút để tìm đối tác. Ngay cả các ngân hàng như Đầu tư và Phát triển, Nông nghiệp… cũng mong tìm được khách hàng tốt để cho vay. Tuy nhiên, lãi suất hạ doanh nghiệp cũng không buồn vay vì cơ hội kinh doanh không có nhiều.


Doanh nghiệp nói gì?


Trong khi đó, mấu chốt quan tâm nhất của doanh nghiệp không hẳn thuộc về lãi suất. Ông Nguyễn Ngọc Dũng - Giám đốc Công ty Giống cây trồng Nghệ An cho rằng: “Làm gì đây để có lãi mà trả nợ ngân hàng? Nếu vay mà không kinh doanh hiệu quả càng đẩy doanh nghiệp vào khó khăn. Thay vì vay vốn ngân hàng tôi đang cố gắng huy động vốn của anh em công ty, của cá nhân, mua hàng bằng tín chấp của bạn hàng để có đồng lãi cao hơn”. Anh Hà Huy Quả - Giám đốc Công ty CP Xây dựng Hà Huy 1 năm doanh thu trên 100 tỷ đồng cũng cho biết: “Mặc dù rất cần vốn, nhưng vay vốn để làm xây dựng thời buổi này chỉ có nước... phá sản. Bởivòng quay vốn công trình thường kéo dài, lãi của công trình cũng không thể được 10%/năm, chưa kể bị chủ đầu tư chiếm dụng. Vì vậy, khi cần vay, tôi chỉ vay nóng trong vài ngày, vài tuần, chứ không thể trụ nổi với lãi suất dù đã hạ”.


Có thể nói, doanh nghiệp dù vẫnkhát vốn nhưng cái họ cần hơn chính là cơ hội kinh doanh, đầu tư. Doanh nghiệp cũng đangthiếu những điều kiện vay và môi trường kinh doanh tốt. Ngân hàng đang muốn giải ngân vốn, nhưng dự án tốt không có nhiều. Thế chấp đảm bảo và khảnăng trả nợ vẫn được đưa lên hàng đầu khi xem xét vay vốn.



Thị trường ế ẩm, ngân hàng khó tìm được dự án khả thi để cho vay vốn.

Thế nhưng, trong bối cảnh vẫn đóng băng nhiều thị trường như bất động sản, xây dựng, thị trường vật liệu ế ẩm, đầu ra hàng hóa thương mại ảm đạm thì nhiều doanh nghiệp chọn cách “đứng yên”, không làm gì như doanh nghiệp Trần Đình, hay đi gửi tiết kiệm như Công ty CP ô tô số 5 bởi lãi suất ngân hàng vẫn cao hơn lợi nhuận kinh doanh.


Với chính sách tín dụng chuyển dần từ vai trò kiềm chế lạm phát sang hỗ trợ đầu tư sản suất, Ngân hàng Nhà nước Việt Namvà các ngân hàng thương mại đã có những nỗ lực đáng kể, tuy nhiên, những nỗ lực đó chưadành cho các doanh nghiệp ốm yếu, cần nguồn sinh khí mà đang tập trung tìm về các doanh nghiệp khỏe mạnh, kinhdoanh khá. Vì vậy, doanh nghiệp và ngân hàng vẫn đang tìm nhau.


Châu Lan