Kinh nghiệm từ Hà Tĩnh
(Baonghean) - Xác định xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Đảng bộ và nhân dân toàn tỉnh, Hà Tĩnh đã đầu tư thu hút thích đáng cho nhiệm vụ chính trị này.
Bộ máy được hoàn thiện từ tỉnh cho đến xã, ở mỗi cấp đều do đồng chí chủ tịch làm trưởng ban. Thời gian hoạt động của người đứng đầu cũng như cán bộ của bộ máy được phân định cụ thể. Đối với cấp tỉnh, phải dành thời gian từ 50- 60% cho nông thôn mới, cấp huyện 60-70%, cấp xã từ 90 -100%.
Đồng chí bí thư, chủ tịch tỉnh cũng lãnh đạo các ban ngành dành hẳn 2 ngày thứ 7 và Chủ nhật cho "nông thôn mới" giao ban theo tuần đểđánh giá kết quả hoạt động, ra kế hoạch cụ thể cho từng tuần, từng tháng ở từng cấp, theo dõi, đôn đốc thực hiện kế hoạch cho từng công việc cụ thể. Xác định tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, Hà Tĩnh đã đẩy mạnh công tác này với nhiều hình thức phong phú.
Để thu hút mọi người vào cuộc, ngoài pa nô, áp phích, khẩu hiệu, nhiều địa phương còn sáng tạo nhiều cách tuyên truyền hấp dẫn như: sân khấu hóa các nội dung xây dựng nông thôn mới, tổ chức thi tìm hiểu về 19 tiêu chí... Ban chỉđạo của tỉnh còn giao cho trường chính trị tỉnh xây dựng giáo trình đào tạo cán bộ cơ sở làm công tác xây dựng nông thôn mới.
Về huy động nguồn lực, tỉnh đã ban hành quyết định về quy định tạm thời quy chế huy động và hỗ trợ nguồn vốn để thực hiện chương trình. Với phương châm Trung ương - tỉnh hỗ trợ 30% giá trị công trình, 70% huy động từ huyện, xã và nhân dân đóng góp. Năm 2011, tổng nguồn vốn thực hiện là 2.200 tỷđồng; trong đó Trung ương 97 tỷđồng, tỉnh 65 tỷđồng, ngân sách huyện, xã 158 tỷđồng, vốn lồng ghép 1.565 tỷđồng. Trong huy động nguồn lực, bài học sâu sắc có thể rút ra từ kinh nghiệm của Hà Tĩnh là việc sử dụng vốn lồng ghép, kết hợp với các doanh nghiệp để xây dựng các chương trình, đề án trong sản xuất.
Năm 2011, trong tổng số 2.200 tỷđồng thực hiện vốn lồng ghép các chương trình lên đến 3/4. Việc lồng ghép đã tăng nguồn lực, giúp đẩy nhanh việc xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Để việc lồng ghép phát huy được hiệu quả, ban chỉđạo đã giao trách nhiệm cho các sở, ban, ngành... phải thể hiện rõ trong các chương trình, dự án, lồng ghép vốn cho các xã và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về thực hiện các tiêu chí thuộc ngành mình quản lý, phải tăng được nguồn lực đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Phát huy nguồn vốn từ các doanh nghiệp, tỉnh đã kêu gọi 110 doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đỡđầu cho các địa phương. Tỉnh chọn 2 doanh nghiệp mạnh để xây dựng mô hình gắn kết giữa nông dân - doanh nghiệp. Trên lĩnh vực chăn nuôi, tỉnh giao cho 1 doanh nghiệp nhân giống lợn đầu dòng về tạo ra con giống tốt, từđó cung cấp cho các hộ nông dân phát triển chăn nuôi khi có sản phẩm doanh nghiệp sẽ bao tiêu xuất khẩu. Với cách làm này, mô hình trồng cao su cũng đang được triển khai. Ngoài ra một đề án xây dựng vùng sản xuất lúa giống khoảng 1000 ha gắn với doanh nghiệp cung ứng giống cũng được xây dựng gắn với quy hoạch nông thôn mới...
Với cách làm sáng tạo, tập trung mọi nguồn lực, và sự vào cuộc của bộ máy chính trị, bài học về xây dựng nông thôn mới của Hà Tĩnh đáng để chúng ta xem xét, học tập.
Anh Tuấn