90 cụ già tự học Hán Nôm để tìm chủ quyền Hoàng Sa
90 cụ già tự học chữ Hán rồi cùng nhau dịch và nghiên cứu các tư liệu cổ về chủ quyền của Việt
Nhà cụ Bá - tên đầy đủ là Huỳnh Phương Bá (82 tuổi) trong hẻm nhỏ xíu phường Hòa Thuận (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng). Ngôi nhà trở thành lớp học “đặc biệt”, bởi chỉ dành riêng cho các cụ già bảo ban nhau học chữ Hán – Nôm.
Lớp học nhà cụ Bá cứ tháng hai lần tổ chức học tập cho các cụ đam mê chữ Hán – Nôm
Học trò đầu bạc
Lớp học vốn gây hiếu kỳ đối với người dân xung quanh. Vì cứ đến ngày mồng 1 và ngày 15 hàng tháng có 90 cụ “bô lão” tóc bạc phơ (60-90 tuổi) tụm lại học bài. Học cả đời vậy rồi vẫn chưa làm các cụ thỏa mãn. Các cụ lại si mê học chữ Hán – Nôm để nghiền ngẫm những ngày tháng tuổi già.
Lớp học được mở từ năm 1995 tới giờ nhiều cụ đã thông thạo chữ Hán – Nôm và có thể nghiên cứu các nội dung chữ Hán cổ. Ban đầu mới mở lớp, lớp chỉ dành cho những người bạn của cụ Bá. Sau đó thì lớp giải tán vì các cụ không kham nỗi. Cụ Bá không khuất phục tiếp tục dựng lớp, chiêu sinh đến năm 2009, thì lớp có tới trên 30 cụ theo học.
Mắt đã yếu nhưng nếu gặp những chữ nào quá nhỏ hay mờ thì các cụ lại dùng kính lúp để đọc, học.
Giữa buổi học các cụ lại cùng nhau ngồi quấn quýt đàm đạo chuyện đời, uống trà thưởng nhạc. Các cụ từ các quận Thanh Khê, Cẩm Lệ, tới Hải Châu, Sơn Trà hay tin cũng tìm đến nhà cụ Bá để xin học. Có đủ thành phần các cụ tham gia từ nhà báo tới, kỹ sư, luật sư, giáo viên…và nhiều nhất là các cựu chiến binh già. Đến nay, lớp có tới 90 cụ vừa học vừa chơi, cũng là nơi học hỏi để về giáo dục con cháu.
Các cụ say sưa nghe giảng về chữ Hán và tự bảo ban nhau, giúp nhau học tập
“Đa phần các cụ vẫn còn minh mẫn, sức khỏe thì hôm được hôm mất nhưng vẫn theo học, nghiên cứu siêng năng lắm. Nhưng có một số cụ cũng phải nghỉ học vì sức khỏe, đau ốm không kham nỗi”, cụ Bá tâm sự
Đi bộ đến lớp
Đến lớp nhà cụ Bá có cụ đi xe đạp, có cụ đi bộ, có cụ khỏe hơn nên đi xe máy. Đủ các loại xe nêm chật sân nhà. Thậm chí, có cụ không đi được lại bảo con cháu chở đến rồi trưa lại đón về.
“Con cháu thấy tuổi già ham học, vui vẻ lại có bạn chơi nên vui mừng lắm. Tuổi già còn học cũng là để làm gương cho cháu con. Ngày nào con cháu không chở đến được là tiếc hùi hụi. Nghĩ học một ngày là mất cả mớ kiến thức. Buồn, tiếc lắm”, cụ Phó Đức Vượng tâm sự.
Học trò trong lớp người ở xa nhất là ông Nguyễn Văn Hiền (xã Duy Sơn, Duy Xuyên, Quảng
Ông Hiền nói: “Bất lực trước chữ Hán nên quyết tâm phải biết thứ chữ ấy. Đi học một vài nơi thấy không được nên tìm ra Đà Nẵng học cùng các cụ. Giờ thì học cũng được kha khá vốn kiến thức đã đọc được đôi dăm ba câu đối. Hiểu được ý nghĩa một số câu văn cổ rồi”.
Cụ Bá thì nói : “Có người viết một chữ cả trăm lần chẳng thuộc. Muốn học chữ Hán phải có sức khỏe, thời gian, sự đam mê, không lo lắng đời sống vật chất và phải có trí tuệ ”.
Góp sức vì chủ quyền
Hiện các cụ có nhiệm vụ là dịch thuật giúp các đơn vị văn hóa, TP Đà Nẵng các bản di khảo từ tiếng Hán – Nôm ra tiếng Việt. Chẳng chịu đứng yên trước thời cuộc các cụ lại “lao” vào dịch giới thiệu các tài liệu cổ của nhà Nguyễn liên quan đến chủ quyền của Việt
“Chúng tôi đã thẩm định và dịch bản đồ “Đại Nam thống nhất toàn đồ” năm 1838 có ghi chú, vẽ về chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam. Đó cũng xem như là việc làm nhỏ bé của sức già đối với nỗi lo chủ quyền vậy”, cụ Ngật (84 tuổi) nói.
Cụ Bá cùng các cụ khác đã dịch và nghiên cứu các tài liệu văn thư cổ chữ Hán để tìm hiểu, khẳng định chủ quyền Hoàng Sa là của Việt Nam.
Ngoài ra, các cụ còn tham gia dịch, công bố các cuốn: “Hoàng Sa đảo” trích trong Phủ biên Tạp lục; Bộ Công thời Minh Mạng năm thứ 17 (1836) phúc trình việc chuyển cột gỗ ra cắm mốc đánh dấu ở Hoàng Sa; Bộ Công thời Thiệu Trị năm thứ 7 (1847) tấu trình việc hoãn đi khảo sát Hoàng Sa.
Riêng cụ Bá, rành rõi tếng Pháp và Hán-Nôm nên dịch và thẩm định luôn cuốn “Kinh tế Đông Dương thức tỉnh”. Cuốn sách có rất nhiều thông tin về việc người Pháp công bố các tài liệu thể hiện chủ quyền của Việt
Theo Tintuc-M