Kỹ thuật nuôi cá ghép năng suất cao

22/07/2013 18:27

1. Chuẩn bị ao nuôi
- Tát cạn, vét bùn chỉ nên để lớp bùn dày từ 15 – 20cm
- Phát quang bờ bụi tạo mặt thoáng cho ao.
- Bờ bao chắc chăn, kiểm tra và lấp các chỗ rò rỉ
- Tạt vôi bột liều lượng 7– 10kg cho 100m2 diện tích ao nuôi.
- Bón phân: sau tẩy vôi 3 ngày, bón lót bằng cách rải đều khắp ao từ 20 - 30 kg phân chuồng ủ hoai và 50kg lá xanh cho 100 mét vuông (loại lá cây thân mềm để làm phân xanh). Lá xanh được băm nhỏ rải đều khắp đáy ao, vùi vào bùn hoặc bó thành các bó nhỏ từ 5 đến 7 kg dìm ở góc ao.
- Lấy nước vào ao từ 0,3 - 0,4 mét, ngâm 5 đến 7 ngày, vớt hết bã xác phân xanh, lấy nước tiếp vào ao đạt độ sâu 1,5 - 2 mét.Lưu ý: cần phải lọc nước vào ao bằng lưới lọc có kích thước mắt lưới nhỏ đề phòng cá dữ, cá tạp xâm nhập.

2. Thả giống
- Mật độ cá thả 1 –1,5con/m2, những nơi có nguồn nước sạch và ra vào thuận lợi có thể nuôi 2 – 3 con/m2
- Giống cá được thả khi trời mát như sáng sớm, hoặc chiều tối.
- Cá giống trước khi thả cần được cần bằng với môi trường nước ao nuôi bằng cách ngâm bao cá vào trong ao từ 10 – 15 phút sau đó mở miệng túi ra từ từ để cá không bị sốc về môi trường.



Ảnh minh họa

3. Tỷ lệ nuôi ghép
Tỷ lệ nuôi ghép tùy thuộc vào điều kiện ao và khả năng cung cấp thức ăn.

Một số công thức ghép đàn cá.

* Nuôi cá rô phi là chính
Cá rô phi 60 - 70%
Cá mè 10- 15%
Các loại khác 20- 25%

* Nuôi cá trắm cỏ là chính:
Cá trắm cỏ 50%
Cá trôi 25%
Cá mè 20%
Cá chép 5%

* Nuôi cá trôi là chính
Cá trôi ấn 50%
Cá mè 20%
Cá trắm cỏ 10%
Cá chép 10%
Cá mrigan 10%

Hiện này đa số người nuôi chủ yếu chọn đối tượng nuôi chính là cá rô phi đơn tính, cá chép, cá trắm cỏ.

4. Chăm sóc

Thường xuyên kiểm tra ao cá nuôi vào mỗi buổi sáng và buổi chiều để biết hoạt động bất thường của cá.

Kỹ thuật cho ăn 4 định : số l¬ượng, chất l¬ượng, thời gian và địa điểm.

Khẩu phần ăn:
Cỡ cá đến 100 g 3 – 5% trọng l¬ượng cá
Cỡ cá <100 –="" 300="" g ="" 2="" –="" 3%="" trọng="" l¬ượng="">
Cỡ cá > 300 g 1.5% trọng lư¬ợng cá.

- Thời gian cho cá ăn ngày 2 lần: Buổi sáng 6 – 8 giờ, buổi chiều 16 – 18 giờ. Những ngày thời tiết thay đổi cần giảm lượng thức ăn. Đặc biệt khi cá có hiện tượng nổi đầu không nên cho ăn.

5. Biện pháp phòng bệnh cho cá

5.1. Phòng bệnh tổng hợp

+Định kỳ dùng 1 - 2kg vôi/100m3 nước/tuần. Khi trời mưa dùng 2kg vôi/100m3.
+ Treo túi vôi 2 – 4kg/túi tại các điểm cho ăn
+ Giống trước khi thả tắm qua nước muối 2 – 3kg/100lít nước thời gian 5 –10 phút.
+ Chọn công thức và đối tượng nuôi phù hợp cho từng ao.
+ Định kỳ dùng chế phẩm sinh học như EMC, BIODW, BIOBAC… để cải thiện môi trường nước ao nuôi.
+ Bổ sung vitamin C từ 200 – 300g cho 100kg thức ăn, cho cá ăn định kỳ để tăng sức đề kháng cho cá.
+ Thay nước cho ao: những nơi có nguồn nước thuận lợi ta có thể thường xuyên thay và cấp thêm nước mới cho ao. Lượng nước thay từ 20 - 30% lượng nước trong ao.

5.2. Phòng bệnh bằng một số cây thảo mộc để phòng bệnh cho cá:

+ Cây chuối: thân cây thái nhỏ và lá chặt thành đoạn cho cá ăn.
+ Cây tỏi: Tỏi xay nhỏ trộn vào thức ăn với liều lượng 0.5 - 1kg/100kg thức ăn. Cho ăn 6 ngày liên tục.
+ Cây Rau sam: rửa sạch bằng nước muối và cho ăn 1.5 - 3kg rau/100kg cá
+ Cây nhọ nồi:nghiền lấy nước và dùng cả bã cho cá ăn với liều lượng 2 -3kg/100kg cá/ngày.
Các cây thảo mộc trên đều phòng và chữa tốt các bệnh về đường ruột cho cá.

6. Biện pháp trị bệnh cá

6.1. Bệnh đốm đỏ ở cá

* Dấu hiệu bệnh lý
- Cá kém ăn hoặc bỏ ăn, bơi lờ đờ trên tầng mặt. Da cá màu tối, mất nhớt khô ráp.
- Xuất hiện các đốm đỏ trên thân, các gốc vây quanh miệng. Vẩy rụng và bong ra, các vết loét ăn sâu vào cơ thể có mùi tanh đặc trưng. Hậu môn sưng đỏ, bụng có thể trướng to, các vây sơ rách, tia vây cụt dần.

- Giải phẫu: xoang bụng xuất huyết có nhiều dịch, các cơ quan nội tạng như gan, lá lách, thận xuất huyết, ruột không có thức ăn và có thể chứa đầy hơi,thành ruột xuất huyết có nhiều chỗ bị hoại tử thối nát.

- Bệnh xuất huyết xảy ra chủ yếu ở cá trắm, chép, trôi…
- Mùa phát bệnh: mùa xuân, đầu mùa hè và mùa thu.

* Biện pháp phòng trị bệnh

- Xử lý môi trường nước ao nuôi bằng một trong các hóa chất sau:
+ Thuốc tím 1 kg cho 1000m3 nước ao.
+ Vicato 1kg cho 2.500 -3000m3 nước ao.
+ BKC 1 lít cho 3.000 m3nước ao.
- Phòng bệnh dùng Tiên Đắc1 của Trung Quốc: 1kg thuốc/2.000kg cá,ăn trong 5 ngày liền và 30 - 40 ngày cho ăn 1 lần. Trị bệnh dùng 1kgthuốc/1.000kg cá, ăn 5 - 7 ngày liên tục kết hợp với vôi, thêm nước, tăng thức ăn tinh.
- Trộn thuốc KN04-12 cho cáăn với liều lượng 200g cho 100kg cá/ngày cho ăn 5 - 7 ngày liên tục.

6.2.Bệnh thối mang ở cá

* Dấu hiệu bệnh lí

- Cá bơi lội tách đàn, chậm chạp trên mặt nước, bắt mồi giảm hoặc không bắt mồi.
- Da cá chuyển dần sang màu đen, mang rách nát, thối rữa và dính đầy bùn. Bề mặt xương nắp mang xuất huyết,ăn mòn có hình dạng không bình thường. Các tơ mang thối nát, có dính bùn, lớp biểu bì phía trong lá mang xuất huyết.

* Phân bố và lan truyền bệnh

- Bệnh thường xảy ra ở nhiều loài cá: cá trắm cỏ, trắm đen, cá chép, mè hoa.
- Bệnh xuất hiện vào mùa xuân, đầu hè, mùa thu, thích hợp ở nhiệt độ nước 25 – 350C.
- Bệnh hay xảy ra ở cá nuôi lồng bè mật độ cao, nước lưu thông kém, ở cá nuôi ao có nhiều mùn bã hữu cơ,ngư dân gọi là “bệnh mang đóng bùn”.

* Trị bệnh

- Để trị bệnh có thể kết hợp giữa trộn kháng sinh vào thức ăn cho cá ăn trong 5 – 7 ngày để diệt mầm bệnh bên trong và dùng vôi bột tạt xuống ao từ 1 – 2kg cho 100m3nước ao nuôi để diệt mầm bệnh bên ngoài môi trường.

- Dùng kháng sinh Erythromycine 4 g/100 kg cá/ngày.
- Dùng kháng sinh Oxytetracycine 20 – 40 mg/kg cá/ ngày.

6.3. Bệnh do trùng mỏ neo.

* Dấu hiệu bệnh lý
- Cá nhiễm bệnh kém ăn, gầy yếu, chung quanh các chỗ trùng bám viêm và xuất huyết. Nơi trùng mỏ neo bám là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.

- Những chỗ bị trùng mỏ neo bám vào, nhìn bằng mắt thường có thể thấy giống hình mỏ neo.

* Phân bố và lan truyền bệnh

- Bệnh gây tác hại lớn cho cá giống và cá hương.
- Cá lớn, trùng mỏ neo không gây tác hại lớn nhưng tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân khác xâm nhập như nấm, vi khuẩn sẽ gây ra chết hàng loạt.

* Trị bệnh
- Dùng lá xoan bó thành từng bó cho xuống ao với liều lượng 5 - 7 kg/100m2.

6.4.Bệnh trùng bánh xe

* Dấu hiệu bệnh lý
- Thân, mang cá có nhiều nhầy màu trắng đục.
- Da cá màu xám, cá ngứa ngáy, nổi từng đàn lên mặt nước.
- Khi bệnh nặng các tơ mang bị phá hủy, mang đầy nhớt bạc trắng. Cá bơi lội lung tung sau đó lật bụng mới vòng rồi chìm xuống đáy và chết.

* Phân bố và lan truyền bệnh
- Thường ký sinh bên ngoài như mang, da.
- Bệnh hay gặp ở một số loài cá: cá trắm cỏ, chép, mè trắng, trôi, trê ...Bệnh gây tác hại chủ yếu ở giai đoạn cá hương, cá giống.
- Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa xuân, đầu hạ và mùa thu. Nhiệt độ thích hợp cho bệnh phát triển là 20 - 300C.

* Trị bệnh
- Dùng nước muối 2 - 3% tắm cho cá.
- Dùng CuSO4(phèn xanh) 500 - 700 g/1000m3 nước.

7. Thu hoạch
- Ngưng cho cá ăn 2 ngày trước khi thu hoạch. Nuôi cá ghép với mật độ cao có sự đầu tư tốt về thức ăn có thể cho năng suất từ 12 – 15 tấn/ha/vụ.


Theo khuyennonghanoi - L.Y