Các nhà khoa học Mỹ tái tạo thành công phổi nhân tạo
Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà khoa học tại Mỹ đã tái tạo thành công lá phổi nhân tạo tại phòng thí nghiệm. Đây được xem là một bước tiến lớn trong y học tái tạo nhưng công nghệ này sẽ chưa thể tiếp cận với các bệnh nhân trong tương lai gần.
Lá phổi nhân tạo được nuôi dưỡng trong phòng thí nghiệm |
"Thoạt nhìn lá phổi nhân tạo trông giống hệt như một lá phổi bình thường", ông Joan Nichols, một nhà nghiên cứu tại Đại học Texas Medical Branch cho biết. Việc tái tạo một lá phổi vốn chỉ có trong các bộ phim khoa học viễn tưởng nay đang ngày càng tiến gần hơn với thực tế.
Nếu lá phổi có thể hoạt động bình thường, hàng ngàn bệnh nhân chờ được ghép phổi ở Mỹ cũng như trên thế giới sẽ có hy vọng trở lại với cuộc sống bình thường. Quan trọng hơn, phổi là một trong nhiều bộ phận cơ thể được nghiên cứu và tái tạo trong phòng thí nghiệm. Các nhà khoa học tin tưởng vào một tương lai thực tế hơn cho ngành y học tái tạo.
"NHững kỹ thuật như vậy sẽ là một giải pháp thay thế trong bối cảnh thiếu trầm trọng những người hiến tạng", tiến sĩ Stephen Badylak, Phó giám đốc Viện Y học tái sinh McGowan tại Đại học Pittsburgh cho biết.
Các nhà nghiên cứu ở Galveston, Texas đã bắt đầu quá trình nghiên cứu với lá phổi đến từ hai trẻ em qua đời do tai nạn xe hơi. Lá phổi đã bị hư hỏng để có thể sử dụng trong việc cấy ghép, tuy nhiên các mô khỏe mạnh được các nhà khoa học giữ lại.
Các nhà khoa học sau đó lấy tế bào từ phổi các và đặt chúng vào trong một bộ khuôn định sẵn. Các tế bào phổi được nuôi dưỡng trong một căn phòng lớn chứa đầy chất lỏng. Sau khoảng 4 tuần, lá phổi được tái tạo bắt đầu phát triển trông giống như lá phổi của con người.
Lặp lại quá trình này trong nhiều lần, các nhà khoa học đã tạo ra lá phổi từ hai trẻ em khác đã qua đời. Tiến sĩ Nichois nói rằng lá phổi trông rất giống thật nhưng mềm mại và nhẹ hơn. Sẽ cần khoảng 12 năm nước để các nhà khoa học có thể sẵn sàng cho việc cấy ghép phổi nhân tạo.
Trước khi tiến hành thử nghiệm trên người, các nhà khoa học sẽ tiến hành cấy ghép phổi trên động vật, có thể được thực hiện trên lợn. Năm 2011, các nhà khoa học ở Mỹ đã tạo nên khí quản nhân tạo. Kể từ đó, 6 ca cấy ghép đã được thực hiện thành công.
Hai trong số 6 bệnh nhân được cấy ghép đã chết vì những nguyên nhân không liên quan trực tiếp đến khí quản nhân tạo, ông David Green, Giám đốc Điều hành Công nghệ thiết bị tái tạo ở Harvard cho biết.
Theo CNN