Quay lại phần xét hỏi là hợp lí
“Việc trở lại phần xét hỏi khi đã tiến hành thủ tục nghị án cũng là hành động thể hiện Hội đồng xét xử rất thận trọng trong việc đánh giá chứng cứ trước khi có quyết định cuối cùng”, luật sư Đặng Văn Cường cho biết.
Sáng nay, tòa phúc thẩm TANDTC TP Hà Nội tiếp tục phiên làm việc thứ 5 xét xử phúc thẩm vụ án tham ô và cố ý làm trái đối với Dương Chí Dũng và đồng phạm.
Trước đó, trong 3 ngày (22, 23 và 24/4) tòa đã lần lượt thẩm vấn các bị cáo nhằm làm rõ tội danh tham ô đối với bị cáo Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc (cả hai bị tuyên án tử hình), hai bị cáo đều kháng cáo kêu oan.
Tại các phiên làm việc, tòa cũng thẩm vấn đại diện các cơ quan có liên quan để xem xét việc ụ nổi có phải là tàu biển hay không nhằm xem xét việc có tội hay không tội cố ý làm trái đối với các bị cáo nhóm hải quan.
Theo dự kiến, ngày 25/4, sau khi nghị án hơn một buổi, tòa sẽ tuyên án. Tuy nhiên, do còn nhiều tình tiết của vụ án chưa được làm rõ, nhằm tránh việc buộc tội oan, bỏ lọt tội phạm nên thay vì tuyên án, HĐXX đã quyết định hoãn tuyên án, thẩm vấn lại các bị cáo và những người có liên quan.
Sáng nay (28/4), HĐXX tiếp tục thẩn vấn các bị cáo.
Mai Văn Khang bị truy hỏi tại tòa phúc thẩm ngày 28/4 |
TIN LIÊN QUAN |
---|
8h5’ phiên tòa tiếp tục phần xét hỏi, bị cáo Trần Hữu Chiều là người được xét hỏi đầu tiên.
Tại tòa bị cáo Chiều khai, ban đầu bị cáo nhận thức ụ nổi không phải là tàu nhưng quy phạm ụ nổi nằm trong hệ thống quy phạm tàu biển. Khi sang Nga thì Trần Hải Sơn nói "cái này em đã báo cáo anh Phúc mọi vấn đề anh cứ để em làm".
Trả lời về lời khai tại cơ quan điều tra, Chiều cho rằng nhiều lúc bị cáo không nhớ. Khi sang Nga bị cáo có nghe loáng thoáng giá ụ nổi được chào giá dưới 5 triệu USD khi đó có cả mặt của Trần Hải Sơn. "Khi đoàn khảo sát về bị cáo có báo cáo anh Phúc và anh Phúc không chỉ đạo gì mà chỉ nói là xem xét để giải quyết cho nhanh. Khi báo cáo bị cáo cũng nói với anh Phúc là tình trạng xấu, hoạt động không được bình thường chỉ mua về sửa chữa".
HĐXX công bố lời khai ngày 21/5/2012 của bị cáo Chiều: “Nếu trong báo cáo của tôi về ụ nổi có giá dưới 5 triệu USD thì anh Dũng và anh Phúc không thể ký hợp đồng mua ụ nổi 9 triệu USD được”. Bị cáo Chiều khẳng định đã khai như vậy.
Bị cáo Chiều khai, khi khảo sát giá chào hàng của Nga chỉ dưới 5 triệu USD nhưng sau đó mua ụ nổi này qua Cty AP là 9 triệu USD và bị cáo làm tờ trình để anh Phúc ký hợp đồng mua ụ nổi 9 triệu USD.
"Khi mua ụ nổi về việc giấy tờ hóa đơn là do anh em kế toán làm và bị cáo ký nháy vào trước khi chuyển cho anh Phúc ký, mãi đến khi ra cơ quan điều tra mới biết là vẫn thiếu thủ tục. Bị cáo có sai sót vì không ra soát lại các thủ tục trước khi trình anh Phúc ký hợp đồng mua ụ nổi.
Với tư cách là trưởng ban quản lý dự án thì các tờ trình để anh Phúc ký đều do bị cáo ký nháy trước. Bị cáo mong HĐXX xem xét bối cảnh lúc đó để giảm tội cho bị cáo. Việc bị cáo nhận 340 triệu đồng của Sơn là sau khi đã thanh toán ụ nổi xong khoảng 8 tháng thì bị cáo vay tiền của anh Sơn 1 tỷ và Sơn đưa thêm 340 triệu đồng. Khi Sơn đưa 340 triệu cho bị cáo Sơn nói "cái này không liên quan đến ụ nổi 83M mà do em thấy bác khó khăn và em có công ty làm ăn được""- bị cáo Chiều nói.
“Lúc đó bị cáo muốn báo hiếu bố mẹ vợ đang ở Hải Phòng khó khăn lên bị cáo mua nhà ở Cầu Giấy để muốn đưa bố mẹ vợ lên ở và chăm sóc nên bị cáo mới vay tiền của Sơn để mua nhà và chữa bệnh, bị cáo không chỉ vay của Sơn mà còn vay của nhiều người khác.
Việc bị cáo làm tờ trình để anh Phúc ký hợp đồng mua ụ nổi 83M là để đẩy nhanh tiến độ của dự án. Còn bị cáo không có mục đích tham ô vụ lợi trong việc mua ụ nổi. Cuối 2008 và đầu 2009 thì bị cáo vay tiền của Sơn”, bị cáo Chiều trình bày.
HĐXX công bố lời khai của Chiều tại cơ quan điều tra: "Khi Sơn đưa 340 triệu đồng cho bị cáo thì bị cáo nghĩ ngay số tiền này là tiền mua ụ nổi 83M".
8h45’, bị cáo Mai Văn Phúc khai việc thành lập đoàn khảo sát là do Trần Hữu Chiều lúc đó với tư cách là Phó tổng giám đốc và trưởng ban quản lý dự án trình bị cáo và bị cáo cũng không phân công ai làm trưởng đoàn.
“Bị cáo khẳng định là anh Chiều không báo cáo là Cty Nga chào giá ụ nổi dưới 5 triệu USD, và trước đây bị cáo khai là việc lại quả 1,666 triệu USD là do anh Dũng hoặc phải là người có quyền quyết định để thỏa thuận việc lại quả của Cty AP nhưng sau này, tại phiên tòa thì bị cáo lại nghĩ khác vì thấy Sơn khủng khiếp quá”, bị cáo Phúc khai.
“Trong cuộc họp anh Dũng có nói với bị cáo là "nếu anh không tổ chức thực hiện việc mua ụ nổi 83M và để ảnh hưởng đến tiến độ của dự án tôi sẽ báo cáo Thủ tướng cách chức anh”, bị cáo Phúc khai.
Tuy nhiên khi HĐXX hỏi Dương Chí Dũng về việc này thì Dũng không thừa nhận đã nói như vậy.
“Nhà của bị cáo ở Hải Phòng thì chỉ có xe con mới vào được còn xe 7 chỗ thì không biết có vào được không. Từ ngoài đường vào nhà bị cáo chỉ cách khoảng 250m. Sơn khai là chỉ đỗ xe ngoài đường nhưng ngõ nhà bị cáo thì ô tô 7 chỗ vào được”, bị cáo Phúc trình bày.
Bị cáo quen biết ông Goh từ trước năm 2000. Dự án mua ụ nổi là 1 phần hạng mục trong việc xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam. Việc Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý cho Vinalines chỉ định thầu trong việc thực hiện các hạng mục của nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam là tháng 10/2008 nhưng Vinalines đã thực hiện mua ụ nổi từ năm 2007.
“Phó tổng giám đốc Vinalines thời điểm đó phụ trách đối ngoại và kinh doanh là anh Bùi Văn Trung nhưng việc mua ụ nổi 83M là do anh Trung nhưng không hiểu sao anh Phúc lại phân công cho anh Trần Hữu Chiều thực hiện”, bị cáo Dũng khai.
Bị cáo Dương Chí Dũng khai: “Nói ra thì không hay nhưng anh Phúc luôn chống đối Chủ tịch HĐQT, không tuân theo chỉ đạo, việc mua ụ nổi 83M bị cáo không làm. Nếu tham thì bị cáo trực tiếp làm với ông Goh, và không bao giờ chia cho Phúc vì bị cáo và Phúc có mâu thuẫn”.
Chủ tọa công bố lời khai của Dũng tại cơ quan điều tra: “Việc mua ụ nổi 83M, lại quả số tiền 1,666 triệu USD một mình Sơn không thể thao túng được việc này” thì bị cáo Dũng lý giải: Do bị cáo sơ suất ký vào bản cung này, bị cáo không khai như vậy. Bị cáo là tình ngay lý gian.
Bị cáo Dũng thừa nhận việc mua ụ nổi 83M là tổn thất do quyết định đầu tư của Vinalines, với tư cách là Chủ tịch HDDQT bị cáo có trách nhiệm. Tổng chi phí cho việc mua ụ nổi là 26 triệu USD.
Chủ tọa phiên tòa đưa ra con số sau khi tính toán việc mua ụ nổi 83M của Vinalines đã gây thiệt hại cho nhà nước gần 367 tỷ đồng và 1,666 triệu USD mà các bị cáo tham ô.
11h30: HĐXX tuyên bố kết thúc phiên xét xử Dương Chí Dũng và đồng phạm sáng nay. 14h chiều nay HĐXX tiếp tục làm việc.
Theo Infonet