5 cách giúp mắt "ứng phó" với máy vi tính

04/08/2014 14:32

Theo một nghiên cứu tại Mỹ, hơn 90% người dùng máy vi tính mắc hội chứng rối loạn thị giác các chứng bệnh về mắt. Và để hạn chế tình trạng này, bạn cần lưu ý:

CVS-hội chứng rối loạn thị giác này có thể ảnh hưởng đến tất cả những người làm việc với máy tính nhiều giờ hoặc chỉ hai giờ mỗi ngày, bất kỳ đó là chuyên gia về máy tính, nhân viên văn phòng hay sinh viên.

Bởi làm việc nhiều mới máy tính đòi hỏi tập trung cao, gây tăng bốc hơi nước mắt, khô mắt và mỏi mắt.

Và để ngăn chặn các dấu hiệu như mắt mỏi mệt, căng thẳng; cảm giác khô mắt, nóng mắt, dính mắt hay như có vật lạ ở mắt; mắt nhìn lòa, đôi khi nhức đầu hay đau trong hốc mắt; về lâu dài sẽ thấy đau cổ, đau lưng, bạn cần chú ý:

Chớp mắt

Khi sử dụng máy tính, mắt phải mở to hơn, số lần chớp mắt chỉ còn khoảng 6-7 lần/phút do mắt phải tập trung vào một điểm ở khoảng cách gần.

Bình thường, số lần chớp mắt trung bình là 14 lần/phút. Chớp mắt có tác dụng giúp mắt trải đều nước mắt trên bề mặt nhãn cầu để mắt được trơn, trong sáng và loại bỏ những bụi bẩn bám trên bề mặt nhãn cầu.

Khi mắt chớp ít, mắt sẽ bị khô và mờ giống như kính xe hơi bị bám bụi nhiều mà không được lau rửa.

Chất lượng máy tính

Ánh sáng màn hình máy tính rọi trực tiếp vào mắt bạn khiến cho mắt bị mệt mỏi. Nếu màn hình máy tính chất lượng kém, ánh sáng dễ bị chập chờn và rung cũng khiến mắt bị căng thẳng. Bụi bẩn bám trên màn hình máy tính cũng ảnh hưởng đến phản chiếu ánh sáng.

Vì vậy, cần chú ý đến việc điều chỉnh độ tương phản ánh sáng của màn hình, điều chỉnh ánh sáng xung quanh sao cho không làm lóa màn hình. Nên có kế hoạch vệ sinh, bảo dưỡng máy tính thường xuyên hoặc có thể dùng kính chắn sáng cho màn hình để hạn chế các tia từ tác động lên mắt.

Chọn máy tính có màn hình lớn, phẳng và kiểm tra độ tương phản, điều chỉnh ánh sáng của màn hình ở mức độ thích hợp.

Chủ động kiểm soát ánh sáng

Thay đổi ánh sáng xung quanh bạn để làm giảm độ chói trên màn hình máy tính.

Nếu là ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ, hãy di chuyển màn hình cho đến khi các bóng sang biến mất.

Sử dụng đèn bàn có công tắc điều chỉnh độ sáng để điều chỉnh cho ánh sang phù hợp với mắt . Chú ý chọn đèn phân phối ánh snag đồng đều.

Đặt một bộ lọc ánh sáng chói trên màn hình màn hình cũng có thể giúp bảo vệ đôi mắt của bạn.

Khoảng cách phù hợp

Nếu khoảng cách từ mắt đến máy tính không thích hợp như máy tính quá gần mắt hay quá cao, mắt phải ngước lên thường xuyên nên sẽ phải điều tiết nhiều, mở to hơn, cơ mắt làm việc nhiều gây nên tình trạng mệt mỏi.

Nên ngồi cách xa màn hình vi tính 50-66 cm và đặt màn hình dưới tầm mắt khoảng 10-20 độ, không để tâm màn hình quá cao hoặc quá thấp hơn so với tầm mắt. Tư thế làm việc cũng rất quan trọng, hãy nhớ luôn giữ thẳng lưng và 2 vai giữ ngang bằng. Khi ngồi bạn nên chỉnh ghế sao cho 2 cẳng tay của bạn song song với nền nhà, 2 đùi vuông góc với cẳng chân và 2 bàn chân của bạn được đặt phẳng trên nền nhà.

Ăn uống và nghỉ ngơi

Cứ sau mỗi 20-30 phút làm việc trước máy tính, nên cho mắt nghỉ ngơi bằng cách nhắm mắt, hoặc nhìn ra vùng không gian xa hơn, đặc biệt là nhìn cây xanh hoặc nhìn quanh phòng khoảng 20 giây. Bạn cũng có thể làm vài động tác thư giãn, mát-xa cho mắt để cảm thấy dễ chịu hơn.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng một chế độ ăn uống giàu các chất dinh dưỡng lutein và zeaxanthin có thể giúp ngăn ngừa các bệnh tham quan cướp như thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.

Những dưỡng chất tốt cho mắt như vitamin E thiên nhiên, vitamin A, vitamin B2, Lutien, Selenium, Chondroitin, Superberry extract có thể tìm thấy trong các thực phẩm tươi hàng ngày như rau củ quả màu đỏ, cam, vàng, tôm cá, thịt… hoặc trong một số thực phẩm chức năng cho mắt hiện có bán trên thị trường.

Khi tất cả các giải pháp trên đều không hiệu quả thì cần đến bác sĩ chuyên khoa mắt và cho bác sĩ biết về bất cứ mỏi mắt hoặc các vấn đề khác mà bạn đang gặp tại nơi làm việc.

Theo.dantri.com