Chiêu phân biệt hoa quả chín ép

06/09/2014 15:41

Mách mẹ cách phân biệt chuối, cam, xoài, táo….chín tự nhiên và chín ép.

Hoa quả rất tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng thiết yếu cho bé. Ngay từ khi con mới 6 tháng tuổi, chị em đã có thể cho bé bắt đầu làm quen với những loại hoa quả ban đầu như chuối, bơ, táo hấp…

Tuy nhiên, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hệ tiêu hóa vẫn còn non nớt, chính vì vậy, hoa quả cho bé phải chọn đúng mùa, đúng vụ, nên mua hoa quả ta, còn tươi và đặc biệt, không được chín ép hay ngâm tẩm hóa chất độc hai.

Làm thế nào để lựa chọn được hoa quả sạch và an toàn cho con là vấn đề khiến nhiều chị em băn khoăn, lo lắng. Xin mách mẹ cách phân biệt hoa quả chín tự nhiên và chín ép cho con.

Chuối

Chuối là một loại quả khá bình dân và được bày bán rộng rãi. Trẻ sơ sinh mới tập ăn dặm thường rất thích chuối bởi vị ngọt thơm tự nhiên và mềm xốp của thức quả này. Một quả chuối có tới 400mg kali đủ nhu cầu kali cho bé trong một ngày. Bên cạnh đó, trong chuối có rất nhiều vitamin, có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh, vì thế giúp tăng cường khả năng miễn dịch trong cơ thể và chống táo bón hiệu quả.

Không như những loại hoa quả khác, chuối rất an toàn và vô cùng tiện lợi. Không cần đến dao cũng chẳng phải rửa quả, mẹ chỉ cần dùng tay bóc vỏ là có thể cho bé yêu thưởng thức ngay lập tức. Tuy nhiên, chuối cũng là thức quả rất hay bị chín ép nhờ dấm thuốc.

Quả chuối chín ép bằng hóa chất thì thân chín vàng đều, đẹp nhưng cuống vẫn có màu xanh và đầu ngọn vẫn dính nhựa. Khi bóc vỏ ra ăn, thịt chuối vẫn sượng như ăn cơm sống.

Chuối chín tự nhiên sẽ chín từ gốc và không có hiện tượng này.

Quả chuối chín ép bằng hóa chất thì thân chín vàng đều, đẹp nhưng cuống và ngọn vẫn có màu xanh. Chuối chín tự nhiên sẽ chín từ cuống (ảnh minh họa)
Quả chuối chín ép bằng hóa chất thì thân chín vàng đều, đẹp nhưng cuống và ngọn vẫn có màu xanh. Chuối chín tự nhiên sẽ chín từ cuống (ảnh minh họa)

Cam

Cam là một trong những loại trái cây có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trung bình với mỗi 100gr quả cam chứa 87,6g nước, 1.104 microgram Carotene – một loại vitamin chống oxy hóa và 30mg vitamin C giúp trẻ nhỏ tăng cường sức đề kháng hiệu quả.

Để cam tươi lâu, nhiều thương nhân tiêm chất bảo quản cho trái cây, ngoài bề mặt quả cam thường có độ bóng rất cao và dính, có màu vàng sẫm, loang lổ, không đều. Trong khi đó 1 quả cam chín tự nhiên có màu vàng đều từ đầu đến chân quả cam.

Cam tiêm chất bảo quản có màu vàng loang lổ, khi bổ ít nước.(ảnh minh họa)
Cam tiêm chất bảo quản có màu vàng loang lổ, khi bổ ít nước.(ảnh minh họa)

Xoài

Xoài chứa hầu hết các loại vitamin như A, C, E và K cũng như nhiều chất dinh dưỡng khác như chất xơ, magiê và kali. Chính vì vậy, xoài là một loại quả tuyệt vời để đưa vào chế độ ăn dặm của bé.

Dù vậy, mẹ cũng nên biết cách lựa chọn xoài cẩn thận.Những quả xoài vỏ bên ngoài màu xanh hoặc xanh vàng nhạt, nhưng bên trong ruột lại chín vàng và không có vị xoài, nhạt nhẽo, thường đã được ngậm tẩm rất nhiều chất bảo quản.

Xoài chín ép vỏ xanh nhưng ruột đã nẫu. Xoài chín tự nhiên vỏ vàng ruột vàng.(ảnh minh họa)
Xoài chín ép vỏ xanh nhưng ruột đã nẫu. Xoài chín tự nhiên vỏ vàng ruột vàng.(ảnh minh họa)

Mít

Mít rất giàu các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin A, vitamin C, canxi, kali, sắt, thiamin, riboflavin, niacin, magneisum và nhiều chất dinh dưỡng khác giúp tăng cường hệ miễn dịch và bổ sung năng lượng cho trẻ. Tuy nhiên, hiện tượng mít chín nhờ ngâm hóa chất ngày nay rất phổ biến.

Mít chín ép nhờ hóa chất ít thơm thường bị sượng (người bán gọi là giòn), xơ cũng rất vàng, cuống mít vẫn xanh, khác xa mít chín cây thường có múi vàng ươm, thơm lựng; còn xơ thì trắng hoặc vàng nhạt.

Mít chín thuốc xơ vàng, ngọt như múi. Mít ta tự nhiên xơ màu trắng hoặc vàng nhạt (ảnh minh họa)
Mít chín thuốc xơ vàng, ngọt như múi. Mít ta tự nhiên xơ màu trắng hoặc vàng nhạt (ảnh minh họa)

Quả dừa

Khoảng 6-7 tháng tuổi, bé có thể làm quen với nước dừa nhưng với lượng nhỏ và tần suất hợp lý. Nước dừa dồi dào axit lauric – loại axit béo được tìm thấy trong sữa mẹ, rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé, tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ bé khỏi bệnh truyền nhiễm.

Ngày nay, dừa thường được “phù phép” biến thành dừa xiêm “xịn” để tăng lợi nhuận cho người bán. Đường hóa học, hóa chất tạo mùi thơm được tiêm qua lỗ mầm trên đầu quả dừa, biến loại nước dừa non có vị chua trở nên ngọt lịm hoặc để dừa trắng, chỉ cần ngâm dừa vào nước pha thêm chút Javen.

Để tránh nhiễm chất độc hại, nếu thấy dừa có mùi thơm khác lạ hoặc vị ngọt gắt, mẹ nên cẩn trọng không cho con uống bởi thông thường nước dừa ngọt dịu, thanh mát. Bằng mắt thường, mẹ cũng có thể nhận biết lỗ mầm trên đầu dừa có bị hở hay không. Tốt nhất, mẹ nên mua dừa tươi vẫn còn nguyên vỏ xanh.

hoa quả, hóa chất

Tốt nhất, mẹ nên chọn dừa tươi vẫn còn nguyên vỏ xanh cứng để tránh mua phải dừa tẩy trắng, tiêm đường.

Hồng xiêm

Hồng xiêm chín nghiền nát là loại quả mẹ có thể cho bé ăn khi bé được 6 tháng tuổi. Hồng xiêm chín chứa nhiều chất như protit, gluxit, xenlulosa, phôtpho,và vitamin C tốt cho bé.

Để quả hồng xiêm bắt mắt hơn, người bán thường ngâm quả qua một loại dung dịch được cho là bột sắt hòa với nước. Những trái hồng xiêm có màu vàng thẫm đã được ngâm chất bột sắt còn hồng xiêm vẫn thấy vân xanh qua lớp vỏ mỏng là chưa ngâm.

hoa quả, hóa chất

Những trái hồng xiêm có màu vàng thẫm đã được ngâm chất bột sắt còn hồng xiêm vẫn thấy vân xanh qua lớp vỏ mỏng là chưa ngâm.

Cherry

Cho con ăn cherry hiện đang là mốt ở các thành phố lớn vì nhiều người tin rằng quả cherry không chỉ ngon mắt, ngon miệng mà còn rất giàu dinh dưỡng và chất oxy hóa cho bé. Giá cherry ở Việt Nam không rẻ, vậy nhưng ngay cả khi mua đắt, nhiều mẹ vẫn có nguy cơ mua phải cherry ngâm thuốc.

Cherry Úc có màu đỏ đậm hơn một chút, ăn giòn và ngọt, còn cherry Trung Quốc ăn có vẻ nhũn hơn, vị nhạt hơn, lợ hơn. Ngoài ra khi mua cherry về mẹ thử để vào túi nilon và túm lại trong chốc lát, rồi mở ra ngửi. Nếu có hóa chất tồn dư thì sẽ có mùi hơi hắc.

hoa quả, hóa chất

Cherry Úc có màu đỏ đậm hơn một chút, ăn giòn và ngọt, còn cherry Trung Quốc ăn có vẻ nhũn hơn, vị nhạt hơn, lợ hơn.

Theo Khampha