Nguy cơ thềm băng 10.000 năm tan, nhiều quốc gia bị nhấn chìm

20/05/2015 14:51

Các nhà khoa học dự đoán một thềm băng khổng lồ ở Nam Cực sẽ tan hoàn toàn vào cuối thập kỷ này. Sự biến mất của nó sẽ khiến các sông băng thu hẹp nhanh và nước biển dâng cao.

Ảnh do vệ tinh của Cơ quan Vũ trụ châu Âu chụp năm 2002 (trái) và 2012 (phải) cho thấy sự tan rã nhanh của thềm băng Larsen B ở Nam Cực. Ảnh: CNN
Ảnh do vệ tinh của Cơ quan Vũ trụ châu Âu chụp năm 2002 (trái) và 2012 (phải) cho thấy sự tan rã nhanh của thềm băng Larsen B ở Nam Cực. Ảnh: CNN

Theo một nghiên cứu mới của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), thềm băng Larsen B ở Nam Cực đang tan nhanh và suy yếu. Các nhà khoa học dự đoán, phần còn lại của thềm băng không lồ một thời sẽ tan rã hoàn toàn vào năm 2020, CNN đưa tin.

Thềm băng là sự mở rộng của các sông băng và có chức năng như tấm chắn. Sự biến mất của chúng đồng nghĩa với việc sông băng thu hẹp nhanh và mực nước biển dâng cao.

Nhóm nghiên cứu của NASA phát hiện dấu hiệu thềm băng đang trôi nhanh và phân mảnh nhiều hơn. Dòng nước tạo nên các vết nứt lớn trong các tảng băng.

"Nhiều bằng chứng cho thấy phần còn lại của thềm băng Larsen B đang tan rã. Hiện tượng này giúp việc nghiên cứu băng tan dễ hàng hơn nhưng nó là lời cảnh báo với trái đất", Ala Khazendar, trưởng nhóm nghiên cứu, nói.

Larsen B đã tồn tại ít nhất 10.000 năm. Con người bắt đầu chú ý tới sự tan rã của thềm băng khổng lồ khi nó sụp đổ một phần vào năm 2002. Theo Eric Holthaus, một nhà khí tượng học của tạp chí Slate, nhiều nhà khoa học cảm thấy bất ngờ khi phát hiện các tảng băng tách ra và biến mất nhanh chóng trong 6 tuần.

Việc xây dựng các công trình, canh tác trồng trọt, khai thác mỏ, hay chỉ đơn giản như thói quen sinh hoạt của con người đang vô tình làm biến dạng bề mặt hành tinh.

Tình trạng đáng báo động

Nguyên nhân của hiện tượng này là do một loạt mùa hè ấm áp tại bán đảo Nam Cực, đặc biệt là mùa hè năm 2002. Tháng 1/1995, thể tích của Larsen B là 11.512,5 km2. Sau sự tan rã lớn năm 2002, nó giảm còn 6.664 km2. Hiện nay, thềm Larsen B chỉ còn 1.600 km2, không bằng một nửa đảo Rhode - tiểu bang nhỏ nhất của Mỹ. Hai thập kỷ trước, nó nhỏ hơn tiểu bang Connecticut không đáng kể.

Eric Rignot, nhà băng học, thuộc phòng thí nghiệm Jet Propulsion của NASA, chia sẻ, nghiên cứu này giúp con người nhận thức sâu sắc hơn về hoạt động của các khối băng Nam Cực khi khí hậu nóng lên.

"Chúng tôi thực sự ngạc nhiên khi Larsen B biến dổi nhanh chóng và không ngừng", Khazendar cho hay.

"Thềm băng đặc biệt nhạy cảm với sự ấm lên của khí quyển và sự thay đổi của nhiệt độ nước biển", Helmut Rott của trường đại học Innsbruck, phát biểu sau khi quan sát sự thu hẹp của Larsen B qua ảnh vệ tinh của Cơ quan vũ trụ châu Âu hồi tháng 4/2012.

Các thềmm băng khác trong khu vực cũng chịu ảnh hưởng do sự nóng lên toàn cầu trong những năm qua. Thềm Larsen A sụp đổ vào tháng 1/1995. Larsen C tạm thời ổn định sau khi nhiều bằng chứng cho thấy nó mỏng hơn và tan chảy sau khi quan sát ảnh vệ tinh năm 2012.

Theo Zing