"Thuốc độc" ẩn chứa trong nhiều món hải sản hấp dẫn
Có rất nhiều món hải sản tươi ngon, hấp dẫn nhưng ẩn chứa đầy rẫy sự nguy hiểm, có thể gây hại tới sức khỏe con người.
Sò huyết
Sò huyết là loại hải sản rất được nhiều người yêu thích. Trong sò huyết có nguồn chất đạm phong phú, chứa nhiều khoáng chất có giá trị dinh dưỡng cao như magne và kẽm, hai chất này giúp tăng cường sức chịu đựng dẻo dai cho cơ thể.
Tuy nhiên, trong sò là một trong những món hải sản được xếp vào danh sách có thể gây hại bởi sò chứa rất nhiều các loại vi khuẩn và virus gây bệnh. Sò huyết mang trong mình vi khuẩn viêm gan và thương hàn. Mặc dù luộc sò huyết và cho sôi nhanh song vẫn không ngăn được những mầm bệnh chết người có trong sò huyết, bao gồm cả bệnh lị.
Sò huyết là món ăn ngon, hấp dẫn tuy nhiên trong sò lại chứa rất nhiều các loại vi khuẩn và virus gây bệnh (Ảnh: Internet) |
Chính vì thế, khi chế biến sò, cần nấu kỹ, không nên ăn tái. Ngoài ra, cần mua sò ở những cửa hàng hải sản đáng tin cậy, tránh mua sò không tươi sẽ càng không tốt cho sức khỏe.
Hàu
Hàu là loại hải sản được nhiều người ưa chuộng vì giàu đạm, kẽm lại dễ tiêu. Tuy nhiên, đây là loại hải sản có thể nhiễm các loại vi khuẩn, kí sinh trùng, trong đó có sán. Nếu hàu được đánh bắt trong mùa biển có tảo độc thì nó còn có thể nhiễm tảo độc và gây ngộ độc, tiêu chảy cho người ăn hàu sống.
Hàu còn là một trong những loại thực phẩm gây ra nguy cơ đột quỵ cao. Trong hàu sống có chứa 2 virus gây bệnh là Norovirus và Vibrio, trong đó norovirus, có thể gây ra viêm ruột, viêm dạ dày, còn vibrio là một loại vi khuẩn gây ra bệnh tả với những triệu chứng như sốt cao, sốc nhiễm trùng, phồng rộp da, thậm chí tử vong do nhiễm trùng máu.
Cá nóc
Thịt cá nóc vốn rất được ưa chuộng ở Nhật tuy nhiên đây cũng là loại cá chứa độc tố rất nguy hiểm, gây chết người. Chính vì thế, chỉ có những đầu bếp đã được đào tạo bài bản và được cấp phép mới có thể thực hiện các món ăn từ cá nóc.
Độc tố trong cá nóc có thành phần chủ yếu là tetrodotoxins, thuộc nhóm độc tố thần kinh cực kỳ nguy hiểm, tỉ lệ gây tử vong khá cao. Độc tố này là hợp chất có tính bền nhiệt, không bị phân hủy trong quá trình nấu chín.
Và đặc biệt là hoàn toàn chưa có thuốc giải đặc hiệu cho các trường hợp ngộ độc cá nóc. Biện pháp chữa trị chỉ là súc rửa dạ dày hoặc dùng than hoạt tính (active charcoal) để thải loại bớt chất độc, hô hấp nhân tạo, truyền dịch nhằm tăng cường sức chống chịu của cơ thể...
Sứa
Sứa biển thường được chế biến nhiều thành các món ăn hấp dẫn như gỏi, nộm, lẩu,… Sứa có sức hút với người thưởng thức bởi độ giòn giòn rất thú vị. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết loài sứa chứa nhiều độc tố và khi chạm phải sẽ gây dị ứng.
Độc tố của sứa biển thường tập trung ở các xúc tu, được chúng sử dụng khi bắt mồi và tự vệ. Độc tố của sứa biển khi xâm nhập vào cơ thể con người có thể gây đau đầu, tức ngực, tím tái, vã mồ hôi, khó thở, buồn nôn, nôn khan, đau bụng và tiêu lỏng nhiều lần, mạch nhanh, nhỏ, tụt huyết áp...
Để bảo đảm an toàn, phải chế biến sữa thật kỹ, ngâm sứa qua ba lần trong nước muối, phèn cho hết độc... rồi mới sử dụng.
Cá thu
Cá thu là loại động vật phàm ăn nên rất dễ nhiễm thủy ngân hữu cơ. Thủy ngân hữu cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và trẻ sơ sinh. Vì thế, đây là loại cá mà phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ không nên ăn.
Theo Alobacsi.vn