Sắc phong hàng trăm năm tuổi trong đền thờ cổ ở Nghệ An

15/03/2016 18:11

(Baonghean.vn) - Tại Di tích đền, chùa thờ Tướng công Đinh Bạt Tụy, xã Hưng Trung (Hưng Nguyên) còn lưu giữ nguyên vẹn Sắc phong nhà vua cách đây hàng trăm năm.

Đinh Bạt Tuỵ sinh năm 1528 trong một gia đình nhà Nho, tại làng Bùi Ngoã, xã Bùi Khổng (nay thuộc xã Hưng Trung,huyện Hưng Nguyên).

Từ nhỏ Đinh Bạt Tuỵ có trí thông minh hơn người. Năm 1543, dưới triều Mạc, ông thi đậu Hương cống, nhưng không ra làm quan. Năm 1546,Trịnh Kiểm lập hành tại của Vua Lê ở Vạn Lại (Thanh Hoá). Lấy danh nghĩa “phù Lê, diệt Mạc” nhiều hào kiệt, danh sỹ đương thời tìm đường đến Thanh Hoá phò Lê Trung Hưng, trong đó có Đinh Bạt Tuỵ.

Năm 1554 (Niên hiệu Thuận Bình thứ 6), Vua Lê Trung Tông mở khoa thi đặc biệt (Chế khoa) để chọn nhân tài. Đinh Bạt Tuỵ đậu đầu khoa thi, tương đương Trạng nguyên. Vì vậy, nhân dân thường gọi ông là Quan Trạng hay Quan Nghè...

Đinh Bạt Tuỵ sinh năm 1528 trong một gia đình nhà Nho, tại làng Bùi Ngoã, xã Bùi Khổng (nay thuộc xã Hưng Trung,huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An).Cha là Sinh đồ Đinh Văn Hùng,mẹ là Nguyễn Thị Bào. Dòng họ Đinh ở đây có cội nguồn từ Thanh Hoá,dòng họ của Đinh Tiên Hoàng.Từ nhỏ Đinh Bạt Tuỵ đã dùi mài Nho học. Ông tỏ ra có trí thông minh hơn người.Năm 1543,dưới triều Mạc, ông đã thi đậu Hương cống, nhưng không ra làm quan.

Ở Hưng Trung (Hưng Nguyên) hiện có 3 di tích thờ Tướng công Đinh Bạt Tụy, đó là đền thờ Đinh Bạt Tụy, chùa Bùi Ngõa và đình Bùi Ngõa. Đền thờ Đinh Bạt Tuỵ được xếp hạng là Di tích lịch sử cấp Quốc gia (Quyết định 1549/QĐ ngày 30/9/1991). Hiện nay đền thờ vẫn nguyên dáng dấp cổ xưa, được con cháu và chính quyền địa phương bảo vệ, trùng tu.

Ngôi đền còn nguyên nét xưa cổ kính phủ dấu rêu phong.
Mái cổng tam quan của ngôi đền còn nguyên nét xưa cổ kính phủ dấu rêu phong.
Trong đền còn lưu giữ nguyên vẹn sắc phong
Ông Đinh Bạt Triều - Trưởng Ban quản lý di tích làng Bùi Ngõa cho biết: Trong đền còn lưu giữ nguyên vẹn sắc phong của triều đình.
Ông Đinh Bạt Triều - Trưởng Ban quản lý di tích làng Bùi Ngõa cho biết: Những sắc
Sắc phong viết: “Tuyên lực Công thần, Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, Binh bộ Thượng thư kiêm Đông các đại học sỹ, Nhập thị kinh diên, Phúc Khê hầu”. Năm1 629 (Niên hiệu Đức Long thứ nhất) gia phong “Thượng thư Khê quận công”.
Cùng
Cùng với đền thờ Đinh Bạt Tụy, ở Hưng Trung còn có 3 di tích cùng thờ Đinh Bạt Tụy đó là đình Bùi Ngõa cách di tích đền thờ Đinh Bạt Tụy khoảng 500m.
Và chùa Bùi Ngõa - nơi phối thờ Tướng công Đinh Bạt Tụy.
Và chùa Bùi Ngõa - cách di tích đền thờ Đinh Bạt Tụy khoảng 1km.
Tại chùa Bùi Ngõa còn giữ nguyên chiếc chuông đồng từ thời cổ cách đây khoảng 300 năm.
Tại chùa Bùi Ngõa còn giữ nguyên chiếc chuông đồng cổ cách đây khoảng 300 năm.
  Với ý nghĩa to lớn của di tích, hiện huyện Hưng Nguyên đã lập dự án cải tạo cảnh quan đền thờ Tướng công Đinh Bạt Tụy trên diện tích 1ha. Hy vọng sau khi dự án hoàn chỉnh, nơi đây sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn của du lịch Hưng Nguyên.
Với ý nghĩa to lớn của di tích, hiện huyện Hưng Nguyên đã lập dự án cải tạo cảnh quan đền thờ Tướng công Đinh Bạt Tụy trên diện tích 1ha.

Thanh Thủy - Thu Hương

TIN LIÊN QUAN