Quả kiwi giải độc thủy ngân, trị ung thư

14/03/2016 07:55

Quả kiwi trị ung thư mũi họng, ung thư phổi những người bị ung thư tuyến vú sau khi điều trị suy nhiệt họng khô, phiền nhiệt...

Theo Đông y, quả đảo khỉ (kiwi) có vị ngọt chua, tính hàn có tác dụng giải nhiệt, chỉ khát, thông tiểu tiện, lưu thông khí huyết, tiêu viêm, ngừa sỏi niệu đạo, thường được dùng chữa bệnh vàng da, sốt nóng, phiền nhiệt, đi tiểu nước vàng.

Đào khỉ còn có tên quả đào mê hầu tức là quả khỉ mê. Tên được biết đến nhiều nhất là kiwi, do quả giống con chim kiwi biểu trưng của New Zealand. Đất nước này cũng là nơi trồng và xuất khẩu kiwi lớn nhất thế giới. Ở nước ta, kiwi được trồng ơ Đơn Dương, Đà Lạt (cùng thuộc Lâm Đồng), Sapa.

Năm 1976, ở Đài Loan nhập giống cây từ New Zealand. Người Đài Loan trồng cây này ở nông trường Vũ Lăng, nông trường Thanh Canh, nhưng vì quả nhỏ, sản lượng thấp không đáp ứng được nhu cầu thị trường. Vì vậy, thị trường hiện nay vẫn nhập khẩu quả kiwi từ New Zealand.

Những ứng dụng

Người nhiệt sinh khát: đào khỉ tươi, quả to 1 quả, rửa sạch gọt vỏ ăn sống, mỗi ngày 2 lần, hoặc 50g quả khô đun nước uống.

Người nhiệt gây khó tiểu tiện, sỏi tiểu tiện đau: kiwi 200g, bỏ vỏ, nghiền nát vắt lấy nước uống, ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.

Không muốn ăn, tiêu hóa không tốt: kiwi khô 50g, đun nước uống.

Đau dạ dày sinh nôn ọe: nước ép quả kiwi 200ml, thêm chút nước gừng tươi, uống làm 2 lần.

Chứng thiếu vitamin C: kiwi tươi 50g, rửa sạch, giã nát mang ngâm khoảng 2 giờ vào 250ml nước sôi để nguội rồi mang ra uống, ngày uống 2 lần.

Trị ăn không ngon miệng, tiêu hóa không tốt: kiwi khô 100g, sắc nước uống.

Trị ung thư mũi họng, ung thư phổi những người bị ung thư tuyến vú sau khi điều trị suy nhiệt họng khô, phiền nhiệt: kiwi tươi 30 - 60g, bỏ vỏ ăn, mỗi ngày 3 - 4 lần, có tác dụng bồi bổ sức khỏe, giải khát.

Trị ung thư dạ dày, bệnh hay nấc, nôn khạc: kiwi tươi 50 - 100g, cho nước sắc lấy nước đặc cho vài giọt nước gừng, từ từ uống ngày uống 3 lần.

Trị tóc trắng mà thưa: lấy 250g di hầu đào bỏ vỏ lấy ruột, cho vào nồi, cho nước và mật ong vừa đủ, cho lên bếp sắc được có thể uống. Khi dùng những người tỳ vị suy hàn thận trọng khi uống.

qua kiwi giai doc thuy ngan, tri ung thu hinh 0

Một số cách chế biến

Món sườn nấu với quả kiwi: sườn 2 lạng, kiwi 1 quả, cam 1 quả, tỏi giã 1 thìa cà phê. Muối 1/4 thìa cà phê, nước cam 1 thìa canh, trứng gà 1 quả, tinh bột 1,5 thìa canh. Quả kiwi bỏ vỏ thái thành miếng, xương rửa sạch, ướp gia vị khoảng 30 phút. Sau đó cho xương vào rán, rán chín cho ra. Cho một thìa dầu vào nồi, phi tỏi cho thơm, sau đó cho nguyên liệu vào nấu, đổ cả sườn và quả kiwi đợi đến khi nước sôi khô là cho lên đĩa. Món này có tác dụng tăng cường thể lực, bổ máu. Có hiệu quả chữa trị đối với người mắc bệnh tim, đái tháo đường.

Nước rau quả - quả kiwi: quả kiwi 2 quả, dưa thơm 1/4 quả, cần Hà Lan 10g, chanh 1/2 quả. Múc ruột quả ra, dưa thơm bỏ vỏ hạt, cần Hà Lan rửa sạch đem cho vào ép nước rồi trộn cả vào cho máy xay thành nước sau đó cho nước chanh vào là có thể uống được. Nước hoa quả này có chứa nhiều vitamin C, có thể chống được tàn nhang.

Nước hoa quả: kiwi 1 quả, một lượng mật ong thích hợp, sữa 200ml, một chút đá. Múc ruột quả kiwi ra, cùng với sữa, đá cho vào máy xay thành nước, cho mật ong vào, khuấy đều là được. Có thể làm tiêu tan mệt mỏi, phòng bệnh huyết quản và lão hóa tế bào, là loại nước uống có chứa nhiều hàm lượng vitamin C.

Một số tác dụng khác của quả kiwi

- Quả kiwi có chứa nhiều vitamin C, các nguyên tố vi lượng Ca, Mg, K, Na, Fe, và protein đường, chất béo, vitamin B, E, P, axít hữu cơ, kiềm kiwi… Hàm lượng chất dinh dưỡng của quả kiwi gấp đôi so với táo tàu.

- Vitamin trong quả kiwi thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường sức sống, hàm lượng chất xơ cao. Thường xuyên ăn quả kiwi sẽ giúp tiêu hóa và chữa bệnh táo bón.

- Theo nghiên cứu đã phát hiện ra, quả kiwi còn là thuốc giải độc thủy ngân, làm giảm hàm lượng thủy ngân trong máu, an thần. Ăn quả tươi hoặc nước quả kiwi còn có thể hạn chế hàm lượng mỡ trong máu, ngăn chặn sự phát triển của các khối u.

Một số điều nên biết

- Khi ruột quả kiwi hơi mềm là có thể ăn được.

- Khi mua, tốt nhất nên chọn quả to, có lớp lông khắp quả và hơi cứng, nhưng nếu muốn ăn ngay thì phải chọn quả mềm.

- Muốn quả kiwi nhanh chín, có thể bảo quản quả cùng với chuối, táo tàu hoặc lê khoảng 1 - 2 ngày dùng tay nắn thấy quả hơi mềm thì có thể được.

- Quả kiwi chưa chín, ruột quả chát, kiwi chín ruột quả ngọt và có chút vị chua. Nhưng quả quá chín sẽ lên men có hơi có mùi rượu. Vì vậy khi ăn phải ăn lúc quả chín vừa.

- Quả kiwi cho vào tủ lạnh có thể giữ được mấy tuần, nhưng không thể được để vào ngăn đá.

- Ngoài ăn tươi, quả kiwi có thể chế thành nước mứt quả và rượu hoa quả, dấm. Trong bữa ăn, người Phương Tây thường dùng quả kiwi rất nhiều, có thể thái miếng bày lên đĩa, nó đều có hương vị rất đặc trưng. Nhưng cách ăn tươi của quả kiwi là đem cắt quả kiwi làm đôi, lấy thìa múc ruột ra ăn. Cách khác: có thể gọt vỏ quả, cắt thành miếng mỏng (khoảng 0,5m) trong quả kiwi còn có chất men phân giải protein, vì vậy khi cho quả nấu với thịt nó sẽ có chất làm mềm thịt, ngăn chặn sự kết dính của protein.



Theo VOV

TIN LIÊN QUAN