3 kiểu nhìn mờ cảnh báo nguy cơ mù lòa
Nhiều người cho rằng nhìn mờ đơn giản do làm việc nhiều, mắt bị bụi... mà không biết đó là dấu hiệu của bệnh mắt nguy hiểm.
Nhìn mờ do bong/xuất huyết võng mạc, đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm... rất nguy hiểm bởi nó phản ánh sự tổn thương các cấu trúc vô cùng quan trọng, nằm sâu bên trong mắt. Các biện pháp chăm sóc mắt thông thường và can thiệp từ bên ngoài không mấy tác dụng mà cần tác động ở cấp độ phân tử tế bào mới ngăn chặn được nguy cơ giảm thị lực, mù lòa.
Phần lớn bệnh nhân thường xem nhẹ biểu hiện nhìn mờ, dẫn đến các bệnh nguy hiểm chỉ được phát hiện ở giai đoạn muộn, khiến tỷ lệ mù lòa ngày càng tăng cao. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, trên 75% trường hợp mù lòa có thể phòng tránh nếu được phát hiện sớm. Do vậy, khi mắt có biểu hiện nhìn mờ, cần đặc biệt chú ý các dấu hiệu của tổn thương dưới đây để nhận biết bệnh lý mắt nghiêm trọng:
Thoái hóa hoàng điểm: Khi bị thoái hóa hoàng điểm, người bệnh gặp tình trạng nhìn mờ ở vùng trung tâm, ví dụ như khi nhìn vào ai đó, chỉ nhận thấy được tay, chân, không thấy rõ mặt; đôi khi nhìn mờ đột ngột, nhìn hình biến dạng, méo mó, mờ và nhạt màu; nhìn một hình thành hai hình.
Đừng bỏ qua tình trạng nhìn mờ dù tình trạng này xảy ra thoáng qua hay thường xuyên. |
Đục thủy tinh thể: Thủy tinh thể làm nhiệm vụ như một thấu kính hội tụ, cho ánh sáng đi qua, tập trung các tia sáng đúng vào võng mạc để tạo thành hình ảnh rõ ràng, sắc nét. Thủy tinh thể bị đục sẽ dẫn đến tình trạng nhìn mờ ở khoảng cách xa; nhìn mờ vào ban ngày và lóa vào ban đêm hoặc thấy quầng sáng quanh đèn; nhìn màu sắc của sự vật không chuẩn; nhìn một hình thành hai hoặc nhiều hình.
Biến chứng võng mạc tiểu đường: Ở bệnh nhân tiểu đường, lượng đường huyết cao làm tăng tính thấm thành mạch gây tắc nghẽn, phù nề, thiếu oxy tại hệ thống mao mạch, dẫn đến nhiều rắc rối xảy ra trên võng mạc như xuất tiết, xuất huyết, bong võng mạc, phù hoàng điểm. Mặt khác còn làm thay đổi kích thước và khả năng điều tiết của thủy tinh thể; gây xuất huyết dịch kính...
Giai đoạn bệnh tiến triển nặng - tổn thương nghiêm trọng hoặc khi lượng đường huyết tăng cao, 300- 400mg/dl - mắt có thể mất cảm nhận màu sắc, mất thị lực tạm thời (đột ngột), cuối cùng là mất thị lực vĩnh viễn. Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới cảnh báo, người bị tiểu đường có nguy cơ mù lòa tăng gấp 25 lần so với người bình thường.
Ở cả 3 nhóm tổn thương trên, giai đoạn đầu bệnh nhân chỉ cảm thấy nhìn mờ, không đau nhức hay khó chịu. Tuy nhiên, ở giai đoạn muộn hơn, có thể xuất hiện kèm các triệu chứng nhức, mỏi, khô mắt, giảm điều tiết mắt, các tổn thương thực thể về cấu trúc mắt... khiến tình trạng mờ mắt trầm trọng hơn, gây khó khăn trong sinh hoạt và đe dọa mất thị lực, khó can thiệp điều trị.
Hiệp hội Nhãn khoa Thế giới cũng đặc biệt lưu ý, cộng đồng cần thăm khám mắt định kỳ, đi khám ngay khi có dấu hiệu nhìn mờ để kịp thời phát hiện bệnh mắt nguy hiểm nếu không may mắc phải, từ đó có hướng can thiệp tích cực từ sớm, tránh nguy cơ mù lòa.
Theo VNE
TIN LIÊN QUAN