Những lưu ý khi ăn quả măng cụt

19/06/2016 15:30

Măng cụt là trái cây phổ biến ở Việt Nam. Loại quả này có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, giống với nhiều loại quả khác, bạn không nên ăn quá nhiều măng cụt cùng một lúc.

Măng cụt là một loại trái cây phổ biến ở Đông Nam Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Ngoài hương vị thơm ngon, ngọt, loại quả này có nhiều dưỡng chất, vitamin tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, măng cụt cũng có thể mang lại tác dụng phụ nguy hiểm nếu sử dụng sai cách.

Công dụng của quả măng cụt

Ngăn ngừa ung thư: Theo Organic Facts, măng cụt chứa hàm lượng xanthone cao nhất, có tác dụng chống viêm và vi khuẩn. Kháng thể xanthones ức chế sự tăng trưởng tế bào ung thư ruột kết và hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư khi kết hợp với nhiều loại thuốc điều trị.

Chống viêm: Măng cụt từ lâu đã được sử dụng trong nhiều loại thuốc chống viêm ở các nước Đông Nam Á. Các chiết xuất từ măng cụt có tác dụng chống dị ứng, chống viêm, giảm đau thông qua hiệu ứng ức chế giải phóng histamin và prostaglandin, các chất gây viêm trong cơ thể.

Giúp da khỏe mạnh: Các đặc tính kháng viêm, chống vi khuẩn, nấm, dị ứng và chống oxy hóa của măng cụt làm giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh ngoài da như chàm (eczema), viêm da, mụn trứng cá, vẩy nến, nấm. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã chứng minh măng cụt có đặc tính chống ung thư da rất hiệu quả.

Tăng cường hệ miễn dịch: Măng cụt giàu chất dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin, đặc biệt là xanthone giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các vấn đề sức khỏe do suy yếu hệ miễn dịch.

Măng cụt có nhiều lợi ích cho sức khỏe như bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa ung thư, chống viêm hay giảm cân.
Măng cụt có nhiều lợi ích cho sức khỏe như bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa ung thư, chống viêm hay giảm cân.

Bảo vệ tim mạch: Một số nghiên cứu cho thấy măng cụt giúp củng cố hệ thống tuần hoàn, giảm nguy cơ đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim nhờ đặc tính chống oxy hóa.

Ngăn ngừa bệnh tiểu đường: Với khả năng làm giảm và điều hòa lượng đường trong máu, cải thiện sinh lực, chống viêm, măng cụt là một phương thuốc tự nhiên rất cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường.

Giảm cân: Theo Style Craze, kháng thể xanthone trong măng cụt có tác dụng làm giảm ảnh hưởng của cholesterol xấu và chống béo phì hiệu quả, rất thích hợp trong việc giảm cân. Đồng thời, các kháng thể xanthones khiến các tế bào mềm hơn, có thể thấm nước và chuyển hóa thức ăn thành năng lượng.

Chữa các bệnh ngoài da: Dùng nước măng cụt bôi ngay lên trên vùng da có vấn đề như bị mụn, eczema, ngứa... thì sẽ thấy các bệnh này tự nhiên biến mất mà không có phản ứng phụ.

Trong quả măng cụt còn có axit Trytophan tạo ra sự phấn chấn trong tinh thần.
Trong quả măng cụt còn có axit Trytophan tạo ra sự phấn chấn trong tinh thần.

Giúp tinh thần phấn chấn: Trong quả măng cụt còn có axit Trytophan - chất có liên hệ trực tiếp với Serotonin (một chất dẫn truyền thần kinh có liên hệ mật thiết với giấc ngủ, tâm trạng vui buồn và khẩu vị) tạo ra sự phấn chấn trong tinh thần.

Lưu ý khi ăn măng cụt

Phản ứng dị ứng: Theo Live Strong, ăn quá nhiều măng cụt có thể gây một số phản ứng dị ứng nhẹ như nổi mề đay, da mẩn đỏ, sưng, ngứa và phát ban ở những người nhạy cảm. Thậm chí, nó còn dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn như sưng miệng, môi, họng hoặc tức ngực.

Nhiễm axít lactic: Một nghiên cứu của Trung tâm Ung thư Memorial Sloan-Ketting (Mỹ) cho biết tiêu thụ măng cụt hàng ngày trong 12 tháng có thể gây nhiễm axit lactic nặng. Tình trạng này xảy ra do axit lactic tích tụ bất thường trong máu. Các triệu chứng khi nhiễm axit lactic bao gồm buồn nôn và cơ thể yếu, nếu không kịp điều trị có thể gây sốc, đe dọa tính mạng.

Can thiệp quá trình đông máu: Hợp chất xanthone trong măng cụt có thể gây cản trở quá trình đông máu diễn ra bình thường. Nó cũng có thể tương tác với thuốc làm loãng máu như warfarin và gây xuất huyết tiêu hóa. Do làm chậm đông máu, các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân không nên ăn măng cụt 2 tuần trước khi phẫu thuật vì có thể tăng nguy cơ chảy máu trong hoặc sau khi phẫu thuật.

Theo Zing.vn

TIN LIÊN QUAN