Mỏ kim cương khổng lồ có thể tạo lốc xoáy hút rơi trực thăng

16/08/2016 17:01

Mỏ kim cương Mir đắt giá nhất thế giới ở đông Siberia có thể tạo ra cơn lốc đủ mạnh để hút những chiếc trực thăng bay ngang qua xuống đáy sâu.

mo-kim-cuong-khong-lo-co-the-tao-loc-xoay-hut-roi-truc-thang

Theo When On Earth, với độ sâu 540 m và đường kính gần 1,6 km, hố mỏ gần thị trấn Mirny ở phía đông Siberia trông giống như bị thiên thạch đâm trúng. Mỏ kim cương Mir có giá trị 17 tỷ USD, gồm số kim cương đã được khai thác từ mỏ cộng với trữ lượng còn lại. Ảnh: Alrosa.

mo-kim-cuong-khong-lo-co-the-tao-loc-xoay-hut-roi-truc-thang-1

Dù mỏ lộ thiên nằm cách Moscow 8.046 km về phía đông này ngừng hoạt động vào năm 2004, nó được thay thế bằng một loạt đường hầm dưới lòng đất cho sản lượng hơn 6 triệu carat kim cương thô trong năm 2014. Ảnh: Alrosa.

mo-kim-cuong-khong-lo-co-the-tao-loc-xoay-hut-roi-truc-thang-2

Khoảng không phía trên khu mỏ bị phong tỏa do lo ngại vùng khí xoáy do nó gây ra có thể hút trực thăng xuống dưới. Tuy nhiên, chưa có vụ rơi máy bay nào được ghi nhận tại đây. Mỏ Mir thuộc quyền sở hữu của công ty Alrosa ở Nga, nơi sản xuất khoảng 1/4 lượng kim cương trên thế giới. Ảnh: Alrosa.

mo-kim-cuong-khong-lo-co-the-tao-loc-xoay-hut-roi-truc-thang-3

Năm 2010, công ty xây dựng AB Elise công bố kế hoạch xây dựng một thành phố hình vòm rộng lớn ở trên khu mỏ bỏ hoang. Công ty này cho biết sẽ sử dụng năng lượng mặt trời để cung cấp điện cho 100.000 người. Tuy nhiên, hoạt động khai thác mỏ dưới lòng đất sẽ phải ngừng lại trước khi kế hoạch trên trở thành hiện thực. Ảnh: Alrosa.

mo-kim-cuong-khong-lo-co-the-tao-loc-xoay-hut-roi-truc-thang-4

Ở thời kỳ hoàng kim, trung bình hai triệu carat kim cương thô được khai khác từ mỏ Mir mỗi năm với trị giá ít nhất là 26 triệu USD. Ảnh: Alrosa.

mo-kim-cuong-khong-lo-co-the-tao-loc-xoay-hut-roi-truc-thang-5

Olonkho là viên kim cương lớn nhất được khai thác từ mỏ Mir, nặng 130,85 carat, to bằng quả bóng chơi golf, có giá trị khoảng 323.000 USD. Mỏ này được phát hiện vào năm 1955 bởi ba nhà địa chất học Liên Xô là Ekaterina Elagina, Uri Khabardin và Viktor Avdeenko. Ảnh: Alrosa.

mo-kim-cuong-khong-lo-co-the-tao-loc-xoay-hut-roi-truc-thang-6

Mỏ quặng nằm ở khu vực có thời tiết khắc nghiệt nhất thế giới. Mùa đông có thể kéo dài 7 tháng và nhiệt độ thường giảm xuống -40 độ C, tạo thành lớp băng dày trên bề mặt. Thời tiết khiến việc khai thác mỏ trở nên khó khăn. Ảnh: Reddit.

mo-kim-cuong-khong-lo-co-the-tao-loc-xoay-hut-roi-truc-thang-7

Khi bắt đầu khai thác, thợ mỏ dùng động cơ phản lực để tạo miệng hố trên lớp đất đóng băng vĩnh cửu, rồi dùng thuốc nổ để đào xuyên qua lớp đá bề mặt và làm tan rã quặng kimberlite. Ba nhà địa chất học được chính phủ Liên Xô trao tặng giải thưởng Lenin cao quý nhất cho những đóng góp của họ. Mỏ Mir đã cung cấp nguồn thu quan trọng để Liên Xô xây dựng và tái thiết đất nước sau Thế Chiến II. Ảnh: 56th Parallel.



Theo VNE

TIN LIÊN QUAN