Kayakoy – Thị trấn ma nổi tiếng nhất Thổ Nhĩ Kỳ

24/09/2016 09:25

Là một trong những thị trấn ma nổi tiếng nhất thế giới, Kayakoy có lịch sử đầy biến động, thấm đẫm máu và nước mắt của cả người Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.

Livissi, nay được đổi tên thành Kayakoy, là một thị trấn gồm hơn 500 ngôi nhà bị tàn phá, nằm cách thành phố Fethiye 8 km về phía tây nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Livissi, nay được đổi tên thành Kayakoy, là một thị trấn gồm hơn 500 ngôi nhà bị tàn phá, nằm cách thành phố Fethiye 8 km về phía tây nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Livissi được xây dựng từ thế kỷ 18, bên trong thành phố cổ Lebessus, nơi từng là chỗ trú ẩn của cư dân đảo Byzantine Gemiler chạy trốn khỏi cướp biển. Tuy nhiên, sau một trận động đất và hỏa hoạn phá hủy thành phố Fethiye, nhiều người đã chuyển tới Livissi sinh sống, đẩy dân số lên đến 20.000 người.
Livissi được xây dựng từ thế kỷ 18, bên trong thành phố cổ Lebessus, nơi từng là chỗ trú ẩn của cư dân đảo Byzantine Gemiler chạy trốn khỏi cướp biển. Tuy nhiên, sau một trận động đất và hỏa hoạn phá hủy thành phố Fethiye, nhiều người đã chuyển tới Livissi sinh sống, đẩy dân số lên đến 20.000 người.
Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, rất nhiều người Hy Lạp chung sống hòa bình trên lãnh thổ miền tây Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, khi chiến tranh nổ ra, hàng trăm nghìn người đã bị thảm sát trong cuộc thanh lọc sắc tộc của người Turks. Một số ít bỏ trốn về Hy Lạp, số còn lại bị trục xuất.
Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, rất nhiều người Hy Lạp chung sống hòa bình trên lãnh thổ miền tây Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, khi chiến tranh nổ ra, hàng trăm nghìn người đã bị thảm sát trong cuộc thanh lọc sắc tộc của người Turks. Một số ít bỏ trốn về Hy Lạp, số còn lại bị trục xuất.
Những cư dân của Livissi bị đuổi ra khỏi chính căn nhà họ đang sống và buộc phải tha hương 220 km. Phần nhiều trong số đó chết vì kiệt sức và đói khát, biến chuyến đi trở thành nỗi ám ảnh với những người còn sống.
Những cư dân của Livissi bị đuổi ra khỏi chính căn nhà họ đang sống và buộc phải tha hương 220 km. Phần nhiều trong số đó chết vì kiệt sức và đói khát, biến chuyến đi trở thành nỗi ám ảnh với những người còn sống.
Sau khi Thổ Nhĩ Kỳ thất bại và đế chế Ottoman sụp đổ, người Hy Lạp quay lại tấn công và tổ chức chiến tranh trên quy mô toàn diện. Hàng loạt tội ác man rợ diễn ra, giết người, phóng hỏa, cướp bóc, hãm hiếp… lan tràn trên khắp các thành phố.
Sau khi Thổ Nhĩ Kỳ thất bại và đế chế Ottoman sụp đổ, người Hy Lạp quay lại tấn công và tổ chức chiến tranh trên quy mô toàn diện. Hàng loạt tội ác man rợ diễn ra, giết người, phóng hỏa, cướp bóc, hãm hiếp… lan tràn trên khắp các thành phố.
Cuối cùng, một hiệp ước hòa bình được ký kết vào năm 1923. Hai quốc gia đi đến thỏa thuận: một triệu người Hy Lạp sống tại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ về nước và 500.000 người Hồi Giáo cũng phải rời Hy Lạp để quay lại Thổ Nhĩ Kỳ.
Cuối cùng, một hiệp ước hòa bình được ký kết vào năm 1923. Hai quốc gia đi đến thỏa thuận: một triệu người Hy Lạp sống tại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ về nước và 500.000 người Hồi Giáo cũng phải rời Hy Lạp để quay lại Thổ Nhĩ Kỳ.
Chiến tranh kết thúc, Livissi dần bị bỏ rơi. Những người cuối cùng còn sót lại bị trục xuất. Năm 1957, một trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã phá hủy hầu hết tòa nhà trong thị trấn.
Chiến tranh kết thúc, Livissi dần bị bỏ rơi. Những người cuối cùng còn sót lại bị trục xuất. Năm 1957, một trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã phá hủy hầu hết tòa nhà trong thị trấn.
Livissi bây giờ được đổi tên thành Kayakoy, dù hoang vắng nhưng lại mang đậm dấu tích của lịch sử. Nhận thấy tiềm năng to lớn từ tour du lịch kinh dị, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho đấu giá quyền khai thác ngôi làng, bù lại, đơn vị đấu giá thành công sẽ phải tiến hành tu sửa một phần cơ sở hạ tầng.
Livissi bây giờ được đổi tên thành Kayakoy, dù hoang vắng nhưng lại mang đậm dấu tích của lịch sử. Nhận thấy tiềm năng to lớn từ tour du lịch kinh dị, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho đấu giá quyền khai thác ngôi làng, bù lại, đơn vị đấu giá thành công sẽ phải tiến hành tu sửa một phần cơ sở hạ tầng.


Theo VNE

TIN LIÊN QUAN