Nhiễm độc chì ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe trẻ

05/10/2016 18:28

Kim loại này khi tích tụ trong cơ thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới trí não, tim mạch, xương, răng, thận... của trẻ.

Năm 2011-2012, Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận đến 2.550 trẻ em bị nhiễm độc chì. Năm 2014, kết quả xét nghiệm sàng lọc 109 trẻ ở làng Đông Mai (Hưng Yên) cho thấy 97% trường hợp nhiễm chì trong máu. Trong số này, 33 trẻ phải tẩy độc chì khẩn cấp do lượng chì trong máu cao gấp 6-7 lần cho phép.

Tác hại của nhiễm độc chì

Khi trẻ bị nhiễm chì sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan sau:

Não: giảm chỉ số IQ, mắc chứng ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý), mất thính giác và tổn thương các dây thần kinh.

Hormone: chì cản trở quá trình chuyển hóa vitamin D, suy giảm phân bào, hạn chế sự phát triển của xương, răng.

Tim mạch: làm ức chế tạo hemoglobin dẫn đến thiếu máu; giảm sự tiếp nhận oxy của các cơ quan, gây khó thở, tim đập nhanh, huyết áp cao, mệt mỏi...

Thận: phơi nhiễm chì gây ra tình trạng viêm thận mãn tính, suy thận, và dẫn đến một số triệu chứng như: đi tiểu ra máu, buồn nôn, sốt cao, rối loạn thành phần nước tiểu.

Xương, răng: cản trở sự phát triển của xương, ức chế mọc răng, thoái hóa sụn xương, gây ra tình trạng mủn xương.

Hệ sinh sản: làm rối loạn sự phát triển tinh hoàn ở trẻ, có thể gây các bệnh về sinh sản như vô sinh, hiếm muộn, có con nhưng mang những dị tật bẩm sinh…

Các phòng tránh nhiễm độc chì

Theo WHO, nhiễm độc chì từ nước uống chiếm tới 20% tổng số nguyên nhân. Hệ thống ống dẫn nước bằng kim loại lâu ngày bị rỉ sét có nguy cơ nhiễm chì cao, đây chính là nguyên nhân chì thâm nhập vào cơ thể một cách âm thầm, tích tụ mỗi ngày một ít, từ đó khiến cơ thể hấp thu một lượng chì đáng kể trong thời gian dài.

Hệ thống đường ống nước bị nhiễm chì.

Hệ thống đường ống nước bị nhiễm chì.

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, nhất là trẻ nhỏ, bạn nên đem mẫu nước đến các cơ quan chuyên trách xét nghiệm định lượng kim loại nặng, hóa chất độc hại, vi khuẩn... có thể có, đồng thời mỗi gia đình nên kiểm tra lại nguồn nước nhà mình có thực sự an toàn hay không. Trường hợp phát hiện nguồn nước không đạt tiêu chuẩn an toàn, cần có biện pháp xử lý để đảm bảo an toàn trước khi sử dụng.

Theo Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường (thuộc Bộ Y tế), tùy theo điều kiện kinh tế gia đình, có thể chọn một trong những cách xử lý như sau: bể lắng lọc nước đơn giản kết hợp với giàn mưa; khử trùng bằng nhiệt như đun sôi; khử trùng bằng hóa chất; dùng các thiết bị lọc nước...

Hiện nay có nhiều phương pháp lọc khác nhau, trong đó, phương pháp lọc tiên tiến được sử dụng rộng rãi là lọc thẩm thấu ngược RO (Reverse Osmosis) hay thường gọi là máy lọc nước RO.

Tại Việt Nam những năm gần đây, thị trường máy lọc nước RO trở nên phổ biến, hàng trăm thương hiệu ra đời và không ít trong số đó là hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng không nhỏ đến người tiêu dùng. Vì vậy, kể từ đầu năm 2016, Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường đã thực hiện việc đánh giá và cấp chứng nhận quy chuẩn quốc gia về nước uống trực tiếp QCVN6-1 cho các thương hiệu máy lọc nước uy tín trên thị trường.

Để cấp chứng nhận này, Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường phải thực hiện quy trình xét nghiệm, đánh giá nghiêm ngặt theo hướng dẫn của WHO, đảm bảo nguồn nước phải đạt quy chuẩn 27 nguyên tố hóa lý và vi sinh vật độc hại nằm trong ngưỡng cho phép, đảm bảo không gây hại cho sức khỏe con người.

Theo Zing.vn

TIN LIÊN QUAN