Từ câu chuyện ba chiếc ba lô

10/01/2008 14:53

Tác giả Trần Thị Lợi kể lại câu chuyện về Bác Hồ rằng “ở Việt Bắc, mỗi lầnBác đi công tác thường có hai đồng...


Tác giả Trần Thị Lợi kể lại câu chuyện về Bác Hồ rằng “ở Việt Bắc, mỗi lầnBác đi công tác thường có hai đồng chí đi cùng. Sợ Bác mệt hai đồng chí muốn mang hộ ba lô cho Bác. Bác nói “Điđường rừng leo núi ai cũng mệt, tập trung cho một người mang thì người đó càng chóng mệt, chi bằng chia ra mỗi người mang một ít. Khi mọi thứ được chia đều vào ba chiếc ba lô rồi Bác còn hỏi “Các chú chia đều rồi chứ?” “Thưa bác đều rồi ạ”. Đi được một đoạn, Bác đến chỗ đồng chí bên cạnh xách chiếc ba lô lên “ Sao ba lô của chú nặng hơn ba lô của Bác?” Bác nhất định đòi mở ba chiếc ba lô ra chia lại và nói “Chỉ có lao động thật sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.”
(Tác phẩm “Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh. NXB Chính trị Quốc gia. H. 2007).


BácHồ đã từng nóinhiều đến lẽ Công bằng, sự công khai, lối sống mình vì mọi người, rồi lao động là vinh quang, nhàn rỗisễ dẫn đếnbất thiện. Quả thật từ việc to việc nhỏ Bác đã làm đúng như thế. Ai cũng kính trọng, thương yêu cầu mong cho Bác khoẻ mạnh, sống lâu để lo toan cho việc nước, việc dân nên cứ nghĩ rằngnhững việc vặt trên đường như mang hộ ba lô cho Bác, đó là việc đương nhiên của bậc con cháu, nhưng Bác lại nghĩ khác, Bác khôngđồng ý vì không bao giờ Bác muốn làm quan, Bác chỉ muốn làm đầy tớ nhân dân, được bình đẳng như bao người lao động xung quanh thì mới thanh thản và làm việc tốt được lâu dài. Bác từng tâm sự : người cán bộ muốn có uy thì rất dễ tạo ra nhưng muốn có tín thì rất khó xây dựng. Chuyện chia ba lô, chuyện kiểm tra việc chia cho đều, để không ai nặng quá, nhẹ quá, đặc biệt không muốn mình được nhẹ cho người khác phải nặng. Chỉ có Bác của chúng ta là người luôn luôn sống vì người khác thì mới làm được như thế.


Đại tướng Nguyễn Chí Thanh thời ở Việt Bắc một hôm qua suối vắng sẵn sàng cõng một ông cán bộ tiểu đoàn qua suối khi ông ấy không biết đó là đại tướng, lạingại cởi dày,lội suối mệt nên yêu cầu cõng hộ. Sau này tình cờ biết người cõng mình hôm ấy là đại tướng chủ nhiệm tổng cục chính trị thì hết hồn nhưng đại tướng thì cười vui như không. Thời hành quân Trường Sơn, lạicó ông cán bộ khoẻ mạnh bắt lính khiêng cáng mìnhsuốtđêm ngày trên đường hành quân, đã thế còn “chỉ thị” rằng anh em đang khiêng một tài sản quan trọng của kháng chiến trên vai nên cần hết sức cẩn thận. Còn ở hậu phương miền bắc thì có chuyện tàu thuỷ đã cập bến nhưng thủ trưởng vẫn không muốn lội nước một quảng ngắn, yêu cầu anh em cáng mình lên tàu. Họ vẫn làm xong phận sự chức trách thôi, nhưng những câu chuyện như thếsẽ được truyền không biết đến bao giờ. Cái nguy là chỗ đó.
Từ những câu chyện có thật trong cuộc sống như thế, chúng ta mới thấy hết tính chất vĩ đại của tầm nhìn, đạo đức tác phong Hồ Chí Minh. Học tập Bác thời nào cũng thấy khó nhất là làm sao thắng được chính mình, tức là thắng chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa đặc quyền đặc lợi trong điều kiện mình có thể giành những cái mình muốn một cách đễ dàng. Trải qua mấy cuộc kháng chiến, quân đội ta có rất nhiều tấm gươngđã học tập và làm theo Bác. Bác từng nói làm tướng thì phải học chú Thanh, làm tá thì phải học chú Kiện.( Đại tá, sau này là trung tướng Hoàng Kiện, người huyện Đô Lương Nghệ An), đó là những tấm gương đạo đức tác phong học và làmtheo Bác Hồ tiêu biểu nhất một thời trong quân đội ta.

Hoàng Văn Hân (Yên Thành)