Những người chăn ong du mục

11/08/2008 11:04

(baonghean.vn) - Nơi đâu có vùng hoa đẹp, đang trổ bông là họ đưa đàn o­ng đến, mùa hoa nở rộ o­ng tha hồ hút mật, hết mùa lại theo dấu vết đi tìm mùa hoa mang o­ng đến vùng đất mới.

Tình cờ trong một chuyến công tác tại miền gió cát biển Diễn Châu, len lỏi qua những cánh đồng vừng. Chúng tôi bắt gặp dưới những tán thông reo là những trại o­ng lớn được bố trí, sắp đặt khá ngăn nắp, kỹ lượng… Qua tìm hiểu, được biết những trại o­ng này du mục qua các vùng miền.

Riêng huyện Diễn Châu (Nghệ An) mỗi năm (vào tháng 7) có từ 10 -15 trại o­ng di động từ khắp mọi miền đất nước đổ về để lấy phấn hoa vừng. Nhưng năm nay, số lượng đàn o­ng di động này đã lên tới trên 30 trại, họ có mặt tại một số xã là vựa vừng lớn nhất huyện như Diễn Thành, Diễn An, Diễn Trung, Diễn Vạn….


Trại o­ng trong rừng phi lao tại cánh đồng vừng Diễn Châu.


Đông nhất vẫn là nhóm người đến từ tỉnh Hưng Yên, Hà Nam, trong tỉnh Nghệ An thì từ huyện Nghĩa Đàn xuống, phía nam thì từ tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai, Lâm Đồng cũng đưa o­ng ra đây. Giờ đang là mùa nuôi dưỡng, chuẩn bị cho mùa lấy mật vào những tháng cuối năm. Hết tháng sáu âm lịch, khi mùa hoa vừng tàn là lúc bầy o­ng theo xe đến những vùng đất mới.

Với những người từ tỉnh xa tìm tới thì đàn o­ng của họ có từ 250 đến gần 400 tổ. Tại cánh đồng vừng Diễn Châu, hiện có trên 30 trại o­ng khắp mọi miền đang đuợc nuôi dưỡng chờ mùa hoa sắp đến.

Diễn Châu mùa này cây vừng phát triển mạnh, cây vừng có nhiều phấn là điều kiện thuận lợi để o­ng chúa sinh sản. Hết tháng âm lịch này, các hộ nuôi o­ng ở đây sẽ cho lên xe, đưa vào Nam hoặc lên một số huyện khác của tỉnh Nghệ An như huyện Nghĩa Đàn, Thanh Chương, Đô Lương… để đón mùa lấy mật chính là từ tháng 11 đến tháng 5 dương lịch.

Anh Trần Văn Dũng, một tay nuôi o­ng thâm niên ở thôn Lệ Châu, xã Hồng Lam (huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên) cho biết, với chu kỳ 12 tháng/năm thì trại o­ng có trên 350 tổ, đã có mặt từ Hà Tây, Hà Nam đến Nghệ An vào Tây Nguyên, Đồng Nai….Hầu hết, họ đều có mặt khắp các tỉnh.

Trên một khoảng đất rộng trong rừng phi lau, bầy o­ng của anh Trần Văn Uý (huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) có 300 tổ đang trong quá trình chuẩn bị lên đường đi Nghĩa Đàn. Đàn o­ng của em Nguyễn Tài (Tân Lộc, Đồng Nai) gần 300 tổ đang sắp sửa trở về trong Nam. Những người chăn o­ng du mục này rất đơn giản, chỉ một cái lán trại nhỏ, chiếc giường lắp ghép cùng những vật dụng nấu nướng. Dụng cụ chăm sóc o­ng là những can nước để cho uống và đường làm thức ăn thêm cho o­ng trong mùa khan hiếm.

Theo những mùa hoa đi chăm o­ng có nhiều nguy cơ khiến cho người nuôi cũng thêm phần lo ngại. Thời tiết diễn biến thất thường, o­ng dễ sinh bệnh. Phấn hoa không dủ dinh dưỡng, đàn o­ng cũng không phát triển được. Rồi các loại côn trùng khác tấn công … người nuôi cũng như ngồi trên đống lửa. Nhớ lại tháng trước đưa o­ng lên huyện Tân Kỳ, anh Dũng một phen lo lắng khi đàn o­ng chần ở đó tấn công bầy o­ng của mình. o­ng chần là kẻ thù nguy hiểm nhất của o­ng mật, chúng chực sẵn ngoài cửa của những tổ ở xa nhất, cắn chết o­ng thợ rồi chui vào phá phách, ăn hết ấu trùng non. Người chăn o­ng vì thế cứ phải thủ sẵn một chiếc vợt cầu lông, cứ thấy vo ve ở đâu những con o­ng to như một lóng ngón tay thì đích thị đấy là o­ng chần. Chưa đầy 1 tháng ở Tân Kỳ, anh Dũng đã vội đưa bầy o­ng của mình xuống Diễn Châu để phục hồi lại.

Đi theo đàn o­ng cho nên mỗi năm các anh lại phải phiêu dạt qua nhiều vùng đất, ở Hoà Bình chờ lấy mật cây keo rồi lại đi Quảng Ninh đến vùng rừng sú vẹt, về Bắc Giang, Hưng Yên đón mùa nhãn, vải; vào Thái Bình tìm đến vùng trồng sú vẹt, cây đay, xuôi vào Nghệ An tìm vùng nhiều vừng, nhiều cây càng cua, bạch đàn. Hết tháng bảy dương lịch sẽ xuôi vào Nam, lên Tây Nguyên, xuống Bình Thuận, Phú Yên đúng dịp cây cà phê đang độ ra hoa rực rỡ. Những ông chủ của bầy o­ng này trước kia cũng xuất thân từ dân chăn o­ng, mấy chục năm lăn lộn hết các khoảng rừng mới sắm được một bầy o­ng như thế.

Người nuôi o­ng chẳng khi nào được ở nơi đàng hoàng, anh Uý bảo: “Mình có nhà cũng như không, có vợ như chưa, toàn ở những chỗ hoang vắng, hẻo lánh…Nhiều đêm nằm không dám ngủ vì sợ ma…!”. Trong các cánh rừng đã qua, rừng Tây Nguyên là nơi người chăn o­ng ấn tượng nhất. Không chỉ đàn o­ng no đủ mà người chăn chỉ phải mệt lúc lấy mật, còn lại không phải lo về thức ăn cho o­ng.

Hiện nay, rừng ngoài Bắc ngày càng hẹp lại, các vùng phấn hoa cũng ít đi nhiều. Mấy năm trước cánh đồng vừng Diễn Châu, chỉ có hơn chục bầy o­ng, nhưng năm nay thì có tới 30 bầy o­ng đóng tại đây. Dù sớm hơn thời điểm năm ngoái nhưng do nhiều bầy tụ tập nên hoa ở đây cũng đã gần tàn, các anh phải thu xếp đi sớm.

Anh Dũng đi theo bầy o­ng đã được 3 năm, tâm sự: “ Lâu dần cũng thành quen, người nuôi o­ng như tụi tôi nhiều khi xem con o­ng như người bạn của mình. Mình được đi đến nhiều vùng rừng, vùng hoa âu cũng có cái thú, điều đó như bù đắp phần nào sự trống vắng của cái nghề đi tìm mùa hoa này.”

Diễn Châu thời điểm này đã sắp tàn mùa hoa vừng, những trại o­ng ở đây lại đi tìm mùa hoa vùng đất khác. Cuộc sống cộng sinh giữa o­ng và hoa đang hứa hẹn một mùa vàng bội thu của vừng và mật o­ng.

Nguyễn Phê - Báo Dân trí