Chống lạm phát: Đừng để nhờn thuốc
Tháng 3 báo hiệu cho người tiêu dùng trong cả nước tin không vui: đó là giá xăng, giá điện tăng lên, đồng nghĩa với việc tất tật các mặt hàng khác cũng gọi nhau tăng giá. Thế nhưng, trong khi giá điện, giá xăng chưa tăng thì giá các mặt hàng đã tăng trước, do tỷ giá đồng đô la tăng lên, trong điều kiện nước ta nhập siêu tới 81 tỷ USD, chiếm 80% GDP của cả nước.
Tháng 3 báo hiệu cho người tiêu dùng trong cả nước tin không vui: đó là giá xăng, giá điện tăng lên, đồng nghĩa với việc tất tật các mặt hàng khác cũng gọi nhau tăng giá. Thế nhưng, trong khi giá điện, giá xăng chưa tăng thì giá các mặt hàng đã tăng trước, do tỷ giá đồng đô la tăng lên, trong điều kiện nước ta nhập siêu tới 81 tỷ USD, chiếm 80% GDP của cả nước.
Đồng nghĩa với việc tháng 3/ 2011 sẽ tiếp một cơn bão giá nữa của thị trường. Người tiêu dùng hết sức khó khăn trước sức ép của giá cả. Sữa bột, sữa tươi, dầu ăn, xà phòng, hoá chất, bánh kẹo, đường,...tăng 20%, thực phẩm tăng 10%, gạo, bột mỳ, bánh kẹo... tăng 15%, xăng, dầu, điện... tăng theo giá của Chính phủ...
Các siêu thị liên tục thay bảng giá, các đại lý cấp 2, cấp 3 tăng giá từng ngày, giá đến tay người tiêu dùng thực sự không biết là bao nhiêu khi mỗi nơi một giá, người bán hàng nào cũng nói giá còn tăng nữa...
Chống lạm phát đang được Chính phủ coi là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu hiện nay của cả hệ thống chính trị. Chính phủ vừa có Nghị quyết số 11về các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định an sinh xã hội. Thắt chặt chính sách tài khoá, giảm chi tiêu công, giảm bội chi dưới 5%, giảm nhập siêu, hỗ trợ cho người nghèo về giá điện, tăng cường quản lý đầu tư công, thúc đẩy sản xuất... là những giải pháp trong bộ giải pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ. Chính phủ cũng sẽ cử nhiều đoàn kiểm tra về các địa phương và các doanh nghiệp nhà nước để kiểm tra việc đầu tư và triển khai các dự án từ ngân sách.
Dư luận đang quan tâm là liệu trong khi Chính phủđang hết sức quan tâm và dành ưu tiên cho nhiệm vụ kiềm chế lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội thì các địa phương có vào cuộc mạnh mẽ không, hay xem đó là chuyện ở Trung ương, bởi đã xuất hiện một vài tư tưởng cho rằng đó là chuyện từ "trên" và nguyên nhân cũng từ "trên", thậm chí từ quốc tế, dưới không can thiệp được.
Chừng nào khắp miền núi đến đồng bằng, thành thịđến nông thôn đều cảm nhận được hiệu lực của các biện pháp chống lạm phát, từ cơ sởđến các ngành, các địa phương đều nỗ lực chống lạm phát thì lạm phát mới có thể giảm được.
Châu Lan