Tác nghiệp ở Trường Sa
Đến với Quần đảo Trường Sa, nơi đầu sóng của Tổ quốc, chắc hẳn là giấc mơ của của nhiều người. Thế mà cơ duyên đã 2 lần đến với chúng tôi, để được xúc động chạm vào gió, nắng, cát, san hô của Trường Sa. Để đến khi, tàu quay mũi, khép vòng hải trình hàng ngàn hải lý, hướng về đất liền, lòng đã dào lên nỗi nhớ đảo xa.
Đến với Quần đảo Trường Sa, nơi đầu sóng của Tổ quốc, chắc hẳn là giấc mơ của của nhiều người. Thế mà cơ duyên đã 2 lần đến với chúng tôi, để được xúc động chạm vào gió, nắng, cát, san hô của Trường Sa. Để đến khi, tàu quay mũi, khép vòng hải trình hàng ngàn hải lý, hướng về đất liền, lòng đã dào lên nỗi nhớ đảo xa.
Vào dịp tháng 5-2010 này, chúng tôi lại thêm một lần được đến Trường Sa trên tàu HQ 957. Toàn đoàn có 30 thành viên, do đồng chí Tô Hồng Hải, ủy viên BTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ làm trưởng đoàn, trong đó có 6 nhà báo thuộc báo Nghệ An, Đài PTTH Nghệ An và báo Công an Nghệ An. Đây là chuyến đi đáng nhớ, bởi đoàn Nghệ An có nhiệm vụ quan trọng cùng với Đoàn công tác số 11 làm Lễ khánh thành Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đảo Trường Sa lớn-thị trấn Trường Sa nhân dịp kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Người.
|
|
Thời gian này, báo chí có thuận lợi trong quá trình tác nghiệp. Đó là, sóng 3G của mạng di động Viettel có mặt tại hầu hết các đảo. Điều này đồng nghĩa với việc không chỉ gửi bài, ảnh mà cả phóng sự truyền hình cũng có thể truyền về (tất nhiên, không thể nhanh như ở đất liền, mà phải tính bằng hàng tiếng đồng hồ).
Để có những phóng sự, những "Nhật ký Trường Sa", không ít nhà báo phải thức khuya, dậy sớm và thậm chí còn nhịn ăn để tác nghiệp.
Sau chuyến đi này, sẽ còn nhiều những chuyến đi khác, những chuyến đi mà chúng tôi, những người làm báo luôn náo nức và hồi hộp.
Chúng tôi vẫn luôn hy vọng một điều rằng, sẽ có một ngày gần nhất, có thể đến được tất cả các đảo và điểm đảo trên Quần đảo Trường Sa thân yêu.
Phan Toàn - Trần Hải