Ai lợi, ai thiệt?

24/03/2011 17:10

Theo số liệu của BHXH Nghệ An, tính đến nay, trên địa bàn tỉnh ta có 271 đơn vị nợ BHXH từ 3 tháng trở lên với số tiền 26,877 tỷ đồng, 48 công ty nợ bảo hiểm từ 6 tháng trở lên và 31 doanh nghiệp nữa nợ trên 12 tháng, tổng số tiền nợ lên tới 16,661 tỷ đồng. Đây là hiện tượng báo động vì quỹ BHXH đang bội chi.

Theo số liệu của BHXH Nghệ An, tính đến nay, trên địa bàn tỉnh ta có 271 đơn vị nợ BHXH từ 3 tháng trở lên với số tiền 26,877 tỷ đồng, 48 công ty nợ bảo hiểm từ 6 tháng trở lên và 31 doanh nghiệp nữa nợ trên 12 tháng, tổng số tiền nợ lên tới 16,661 tỷ đồng. Đây là hiện tượng báo động vì quỹ BHXH đang bội chi.

Theo quy định hiện nay, người lao động chỉ đóng BHXH bằng 6% mức lương, còn người sử dụng lao động phải đóng gần gấp 3 (tức 16% tiền lương). Tuy nhiên, để đánh lừa người lao động, chủ doanh nghiệp thường giải thích: nếu đóng bảo hiểm, công nhân sẽ bị thiệt mất 6% tiền lương, họ cố tình dấu phần trách nhiệm của mình .

Đối với Nhà nước, họ có "mẹo lách luật" bằng cách ký hợp đồng ngắn hạn và hạ mức lương, ngạch lương xuống để trốn nộp BHXH hoặc nộp ít hơn. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp còn tìm cách nợ dây dưa, mục đích hưởng lợi tiền trượt giá, dùng tiền đó để quay đồng vốn... hậu quả dẫn đến đối với Nhà nước thì mất cân đối thu chi hàng tháng của quỹ và khi người lao động nghỉ chế độ hưu thì không nhận được sổ lĩnh lương hưu kịp thời.

Luật BHXH nêu rõ, khi chủ doanh nghiệp có hành vi trốn hoặc nợ BHXH thì tổ chức công đoàn, người lao động có quyền và trách nhiệm đòi hỏi. Nhưng trên thực tế, người lao động không biết hoặc sợ ông chủ. Do vậy, người lao động bị thiệt thòi quyền lợi đã đành, và Nhà nước cũng thiệt vì theo nguyên tắc loại bảo hiểm này "là lấy số đông bù số ít".


Thành Nam