Trưởng bản Chòm Phục
Bản Chòm Phục (xã Đôn Phục, huyện Con Cuông) có nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên khá giả, cuộc sống của bà con dân bản nay đã no ấm hơn, bản được công nhận là bản văn hoá và là điểm sáng của mọi phong trào ở Đôn Phục. Có được kết quả đó là nhờ công của già làng Lang Vi Bình, một đảng viên gương mẫu....
Bản Chòm Phục (xã Đôn Phục, huyện Con Cuông) có nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên khá giả, cuộc sống của bà con dân bản nay đã no ấm hơn, bản được công nhận là bản văn hoá và là điểm sáng của mọi phong trào ởĐôn Phục. Có được kết quảđó là nhờ công của già làng Lang Vi Bình, một đảng viên gương mẫu....
Nên dù tuổi đã cao, sức khoẻ không còn dẻo dai như trước nhưng ngày ngày già vẫn cần mẫn đến từng nhà trong bản vận động bà con thực hiện nếp sống văn hóa; khuyến khích họ mạnh dạn đầu tư sản xuất chăn nuôi, thay đổi phương thức làm ăn để thoát nghèo, từng bước vươn lên làm giàu. Những bước chân cần mẫn, những "lời hay lẽ phải" của già Bình đã thuyết phục được bà con Thái đen, làm thay đổi cuộc sống của 140 hộ dân với gần 500 con người nơi chốn thâm sơn cùng cốc này.
Những năm làm công tác Hội Nông dân, già đã tích luỹđược "kho kinh nghiệm" về sản xuất lúa nước, đưa giống lúa lai vào gieo cấy... Để nói dân nghe thì trước hết phải làm để dân tin. Gia đình già là một trong những hộ tiên phong của bản về khai khẩn ruộng nước dưới chân núi, tận dụng đất vệđồi để trồng cây, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thấy gia đình già làm có hiệu quả, anh em, làng xóm láng giềng cứ vậy học theo già. Giờ thì 100% hộ dân Chòm Phục có ruộng nước, có ngô rẫy, có cây nguyên liệu trồng ởđất đồi vệ...Cuộc sống của dân bản đã khấm khá hơn trước nhiều.
Trước thực trạng người dân Thái đã quen với tập quán thả rông trâu bò, nhốt gia súc dưới gầm sàn nhàgây ô nhiễm môi trường, khó quản lý, hiệu quả kinh tế kém, già lại cất công thuyết phục bà con làm chuồng trại, di dời gia súc ra khỏi gầm sàn nhà. Nhờđó, đến nay, đồng bào không còn nhốt gia súc ở gầm nhà, không thả rông trâu bò nữa, nên bản sạch sẽ, phong quang, thoáng mát, dịch bệnh cũng giảm hẳn.
Sau khi giúp bà con vững về kinh tế, già Bình lại trăn trở bởi bản mình không còn nghèo nhưng so với các bản làng khác trong toàn huyện thì vẫn kém xa. Một trong những nguyên nhân ấy là do sinh đẻ nhiều. Nhìn lại Chòm Phục nhà nào con cháu cũng nhiều, bình quân mỗi gia đình từ 4-6 miệng ăn nên vấn đề giảm sinh lại được già Bình đem ra bàn bạc với các tổ chức, đoàn thể trong bản.
Một cuộc vận động không sinh con thứ 3 đối với các cặp vợ chồng trẻ mới kết hôn được triển khai. Ban đầu cũng gặp không ít khó khăn nhưng rồi "mưa dầm thấm lâu", dần dà mọi người cũng nghe theo sự vận động của già Lang Vi Bình nên không sinh nhiều con như các thế hệ trước. Đến nay, Chòm Phục có 12 cặp vợ chồng không sinh con thứ 3, góp phần đưa bản nhỏ này giữ vững danh hiệu làng văn hóa trong nhiều năm liền.
Nay đã cận kề tuổi 80 nhưng già Bình vẫn rất hăng say, tâm huyết với việc bản, việc làng, là đảng viên tiêu biểu nhiều năm liền, vinh dựđược tuyên dương là già làng uy tín, là tấm gương tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số Nghệ An.
T.P