Phối hợp với cấp uỷ, chính quyền các tỉnh xây dựng nền Quốc phòng toàn dân vững chắc
P.V: Theo ông, đại biểu Quốc hội nói chung và đối với đại biểu Quốc hội trong lực lượng vũ trang nói riêng cần phải làm gì để xứng đáng với người đại biểu của nhân dân?
Ông Trần Hữu Tuất: Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước trong Quốc hội. Với chức năng, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng đó, đòi hỏi mỗi ứng cử viên đại biểu Quốc hội phải có đầy đủ tiêu chuẩn của người đại biểu Quốc hội và phải không ngừng ra sức phấn đấu để thực hiện tốt các tiêu chuẩn đó. Đại biểu Quốc hội phải có sự liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, để kịp thời phản ánh những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân đến với Quốc hội.
Đối với những đại biểu công tác trong LLVT, ngoài việc phải làm tốt công tác chuyên môn tại đơn vị cần phải thường xuyên lắng nghe những ý kiến của các CBCS, và của nhân dân. Người đại biểu phải trở thành cầu nối giữa quân với dân, trên cơ sở đó xây dựng mối quan hệ đoàn kết gắn bó ngày càng bền chặt giữa quân với dân. Điều này được xem là nguyên tắc hàng đầu mà người đại biểu phải hướng tới.
P.V: Sau khi trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII? Trách nhiệm của ông như thế nào trong xây dựng nền Quốc phòng toàn dân?
Ông Trần Hữu Tuất: Trên cương vị công tác của mình trong LLVT Quân khu, trước hết tôi xác định phải quán triệt triển khai thực hiện tốt quan điểm của Đảng về hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, đổi mới tư duy về nhiệm vụ QS-QP theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết TƯ 8 (Khoá IX) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với xây dựng củng cố QP-AN, QP-AN với phát triển kinh tế trong chiến lược tổng thể của đất nước và của địa bàn Quân khu.
Phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền các tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nền Quốc phòng toàn dân vững chắc, gắn thế trận quốc phòng toàn dân với thế trận an ninh nhân dân trên địa bàn, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới theo tinh thần Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị.
Trọng tâm là xây dựng tiềm lực quốc phòng vững mạnh; đẩy mạnh công tác giáo dục quốc phòng toàn dân, bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho các đối tượng, nhằm nâng cao nhận thức trách nhiệm của toàn dân, cảnh giác trước mọi âm mưu "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; tăng cường công tác xây dựng cơ sở xã, phường, cụm ATLC-SSCĐ phù hợp với yêu cầu hiện nay; bổ sung hoàn chỉnh các phương án kế hoạch tác chiến, khảo sát quy hoạch, cải tạo các hang động, xây dựng các công trình phòng thủ, khu vực phòng tránh, sơ tán khi có tình huống xảy ra.
Liên hệ chặt chẽ với cử tri, tiếp xúc, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của cử tri, thu thập và phản ánh trung thực ý kiến của cử tri đối với Quốc hội và các cơ quan Nhà nước. Cùng phối hợp với Hội đồng nhân dân, UBND các địa phương thống nhất giải quyết những vấn đề bức xúc hiện nay mà cử tri quan tâm.
P.V: Xin cảm ơn ông!
Đặng Cường (Thực hiện)