Xét tốt nghiệp nghiêm túc - Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục THCS
Trường Trung học cơ sở Nghi Long (huyện Nghi Lộc) có 12 lớp với 425 học sinh, trong đó khối 9 có 4 lớp với 134 học sinh. Nhà trường luôn chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục ngay từ khối đầu cấp, coi trọng chất lượng đại trà và chăm lo có hiệu quảđối với chất lượng mũi nhọn. Đặc biệt, với khối lớp 9, nhà trường quan tâm chỉđạo sát sao, bởi chính chất lượng khối này sẽ phản ánh chất lượng đầu ra. Hàng năm, Trường có 97%-98% số học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp; năm học này, được xếp thứ 2 toàn huyện về chất lượng học sinh giỏi, trường còn có học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia.
Chia sẻ vềđiều này, thầy giáo Nguyễn Thức Cung, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Đối với lớp 9, nhà trường luôn chọn đội ngũ giáo viên dạy tốt, có tâm huyết, có phương pháp và kinh nghiệm. Đặc biệt, nhà trường quan tâm đặt vấn đề về phân luồng học sinh; yêu cầu gia đình phối hợp với giáo viên có sự phản hồi hai chiều nhằm xây dựng tính tự giác, chủđộng, sáng tạo trong học tập, hình thành thái độ học tập nghiêm túc trong mỗi học sinh".
Học sinh lớp 9 trường THCS Nghi Long làm bài thi khảo sát ngày 10/5/2011
Đầ
Kỳ thi này, học sinh được sắp xếp ngồi theo vần ABC và tổ chức chấm chung một cách nghiêm túc đểđánh giá khách quan, trung thực nhất đối với chất lượng của hai khối. Với khối 9, rất dễ xẩy ra tình trạng cắt xén chương trình. Vì thế, trường tiến hành kiểm tra thường xuyên, bảo đảm giáo viên thực hiện nghiêm túc từ chương trình, tiết dạy, vào điểm hàng tuần (qua phần mềm do Phó Hiệu trưởng trực tiếp quản lý), cho đến việc đánh giá xếp loại cuối năm. Cũng chính vì làm nghiêm từđầu nên việc xét tốt nghiệp hết sức nhẹ nhàng song phản ánh rất sát thực tế tình hình học tập của học sinh.
Ông Võ Văn Mai, Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết: "Sở cũng đặc biệt lưu ý các địa phương cần có tính thống nhất trong chỉđạo để bảo đảm công bằng. Tránh tình trạng nơi này đánh giá thoáng, rộng thì kết quả tốt, nơi kia nghiêm túc, chặt chẽ, kết quả lại thấp hơn; không phản ánh đúng chất lượng giáo dục, kết quả học tập của học sinh.
Việc xét tốt nghiệp THCS trong những năm qua, nhìn chung được thực hiện nghiêm túc, đúng quy chế. Tuy nhiên, đây đó vẫn nảy sinh những vấn đề cần quan tâm: năm học 2009-2010, tỷ lệ tốt nghiệp THCS của một địa phương miền núi lại cao hơn tỷ lệ tốt nghiệp của thành phố Vinh và nhiều huyện đồng bằng; một số trường THCS có chất lượng cao ở thành phố, đồng bằng mỗi năm có đến hàng chục em hỏng tốt nghiệp, trong khi đó nhiều trường THCS ở huyện miền núi, vùng cao lại đạt gần 100%.
Một điều nữa, đó là việc không tổ chức thi tốt nghiệp có phần tạo nên sự phân hóa mạnh về ý thức học tập của học sinh. Trong khi một số học sinh vẫn tích cực học tập để thi vào trường chuyên, thi vào các trường THPT chất lượng cao của tỉnh thì một bộ phận không nhỏ học sinh sa đà vào các cuộc chơi, tạo thành hội, nhóm, chơi game, chát, kết bạn qua mạng...
Để nâng cao chất lượng giáo dục trung học cơ sở, thiết nghĩ các trường ngoài việc chú trọng đến giáo dục ý thức, động cơ và nâng cao chất lượng học tập văn hoá của học sinh, cần tăng cường giáo dục hình thành nhân cách, giáo dục kỹ năng sống cho các em; động viên, khích lệ và tạo điều kiện cho giáo viên thể hiện trách nhiệm của người thầy đối với học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục trung học cơ sở nói riêng, cần có nhiều giải pháp, song xét tốt nghiệp THCS (cộng với thi tuyển vào THPT) nghiêm túc chính là một giải pháp hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay./.
Thảo Nhi