Nữ giám đốc nông dân
Dẫn khách thăm quan vườn ươm, chị Lê Thị Tính- Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Yên Tính chuyên sản xuất, kinh doanh cây giống phân bón (xóm Quán Mít, Nghĩa Tân, Nghĩa Đàn) say sưa giới thiệu những đặc tính của các giống cao su có trong vườn trại. Dường như chị nhớ rõ đến từng tháng tuổi, từng thời kỳ chiết ghép, bón phân, tỉa cành của từng khu vực. Tôi kịp nhận ra, chị gây dựng vườn ươm không chỉ vì mục đích kinh doanh.
Dẫn khách thăm quan vườn ươm, chị Lê Thị Tính- Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Yên Tính chuyên sản xuất, kinh doanh cây giống phân bón (xóm Quán Mít, Nghĩa Tân, Nghĩa Đàn) say sưa giới thiệu những đặc tính của các giống cao su có trong vườn trại. Dường như chị nhớ rõ đến từng tháng tuổi, từng thời kỳ chiết ghép, bón phân, tỉa cành của từng khu vực. Tôi kịp nhận ra, chị gây dựng vườn ươm không chỉ vì mục đích kinh doanh.
Đam mê ươm những chồi non
Sinh năm 1958, học hết cấp 3 chịđã bắt đầu làm công nhân cho các nông trường kinh doanh cà phê, cao su đóng trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn. Lúc đầu cũng chỉ vì mưu sinh nhưng dần dà chị trở nên yêu mến nghềươm cây từ lúc nào chính chị cũng không nhớ rõ. Nhờ sựđam mê, lòng yêu nghề và tinh thần ham học hỏi, chị mau chóng trở thành công nhân ươm cây có tay nghề nức tiếng trong vùng.
Lúc bấy giờ, hầu như các nông trường, công ty kinh doanh cà phê, cao su đóng trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn đều mong muốn có được người công nhân lành nghề Lê Thị Tính. Khởi đầu là công nhân của Nông trường Tây Hiếu, sau khi chia tách và áp dụng cơ chế khoán nhận lô thửa, chịđược nhận làm vườn ươm giống cà phê cao su của Vina caphe đóng tại xã Nghĩa Liên và vườn ươm giống của các lâm trường, nông trường xuất khẩu cao su Nghệ An (Tây Hiếu 1, Tây Hiếu 2); nhận hợp đồng ghép giống cây cho các xã và cho công ty Cây ăn quả.
Tiếng lành đồn xa, cây giống của chị không chỉđược ưa chuộng ở các nông lâm trường, công ty và các địa phương trong huyện mà từng bước vươn ra các huyện Quế Phong, Quỳ Châu và đến với các tỉnh Thanh Hoá, Quảng Trị. Không chỉ bán cây giống, chị và những công nhân lành nghề khác còn đến tận các địa phương này chiết ghép ươm cây theo đơn đặt hàng của đối tác.
Đến bây giờ nhìn lại, chị cũng tự thấy rằng nhờđược trải nghiệm qua nhiều đơn vị, nhiều địa phương khác nhau bản thân chị tích luỹ thêm được nhiều kinh nghiệm quý. Sau một thời gian làm thuê làm mướn, chị quyết định trở vềđầu tư xây dựng vườn ươm để thoả sức thực hiện niềm đam mê của mình.
Năm 1994, khởi đầu chỉ với 1 ha đất, dần dà chịđã tạo dựng được 4 ha cao su ở 3 thời kỳ và 3 mục đích khác nhau. Trong đó, 1 ha đang trong thời kỳ khai thác mủ, 1 ha sắp sửa bước vào khai thác và 2 ha dành để làm vườn ươm với nhiều loại giống ghép khác nhau. Những tưởng thế là đã quá lớn lao đối với một người nhiều năm dài làm thuê cho người khác. Không ngờ cây cao su mau chóng bén duyên, từ 4 ha ban đầu ấy, nay chịđã có một vườn ươm cao su với trên 20 ha.
Vụ dưa được mùa mang lại thu nhập cao làm chị nảy ra một suy nghĩ mới- đầu tư vốn và hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ dân trong vùng có việc làm, có thu nhập vươn lên thoát khỏi đói nghèo.
Người công nhân nghèo khổ năm xưa nay đã là giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Yên Tính chuyên kinh doanh giống cây cao su, tạo việc làm thường xuyên cho 25 công nhân lành nghề và khoảng 30 lao động thời vụ. Chỉ tính riêng năm 2010, gia đình chị sản xuất được trên 50 vạn cây giống, sau khi trừ chi phí và trả công lao động còn có doanh thu trên 350 triệu đồng.
Thế nhưng sau những buổi gặp gỡđối tác, ký kết kinh doanh, nữ giám đốc nông dân này vẫn chăm chỉ tỉa cành, chiết ghép, chăm sóc cho cây. Bởi, đó là niềm đam mê của chị.
Nhiệt huyết truyền nghề
May mắn gặp chị vào một ngày công ty tổ chức tập huấn cho công nhân về kỹ thuật ghép và chăm sóc giống cao su tôi mới hiểu để có một mầm cây lớn lên làbiết bao công sức mồ hôi và lòng nhiệt huyết của người lao động. Chị bảo: "Mình trưởng thành được cũng nhờ bao thế hệđi trước đã tận tình chỉ bảo.
Vì thế khi đã có chút thành công mình cũng nên đưa những gì học được, truyền thụ lại cho thế hệ mai sau. Đó cũng chính là sự trảơn cho những gì mình được nhận". Có lẽ vì thế mà chị có một đội ngũ công nhân lành nghề, chung thuỷ, không chỉ giúp chị gây dựng nên một vườn ươm cao su bề thế tại công ty mà còn được bạn hàng khắp nơi đến mời đi chiết ghép, ươm nuôi. Ngoài 25 công nhân lành nghềđã được cấp bằng, chịđang tiếp tục đào tạo để có thêm từ 25 đến 30 lao động có tay nghề giỏi là người dân tộc thiểu sốđể giúp công ty có thể mở rộng, vươn xa.
Trưởng thành từ một cuộc đời nghèo khổ, hơn ai hết chị thấu hiểu cuộc sống của bà con nông dân ở trong vùng. Vì thế dẫu biết rằng khi tuyển dụng lao động từ các địa phương khác sẽ giảm được công đào tạo, lại có thể túc trực lao động thường xuyên trên những vườn ươm nhưng chị vẫn luôn dành sựưu ái đặc biệt cho lao động trong vùng, nhất là bà con các dân tộc thiểu số. Hiểu được sự khó khăn của họ, chị luôn dành những phần việc phù hợp như làm cỏ, bón phân, tỉa cành, đào rãnh để cho người dân trong vùng có việc làm với mức tiền công 70 - 80 nghìn đồng/ ngày.
Gắn bó với những phong trào
Nói về nữ giám đốc Lê Thị Tính; từĐảng uỷ, UBND đến các đoàn thể quần chúng của xã Nghĩa Tân đều tự hào địa phương mình có một người con tâm huyết với phong trào. Hầu như giải văn hoá, văn nghệ thể thao nào do Đoàn Thanh Niên, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ xã tổ chức, chịđều được trang trọng xướng tên với danh nghĩa là Nhà tài trợ chính.
Những năm gần đây, chị còn vươn ra tài trợ cho các giải Thể thao nông dân và Hội thi Nhà nông đua tài do Hội Nông dân huyện nhà tổ chức. Không những thế, từ khi mở rộng quy mô của vườn ươm, chịđều dành những phần việc phù hợp để cho các chi hội nông dân, phụ nữ và đoàn thanh niên đảm nhận lao động tập thể lấy tiền gây quỹ hoạt động.
Ngoài việc tích cực ủng hộ cho các hoạt động phong trào của địa phương, ủng hộ Quỹ vì người nghèo, chị còn giúp đỡ cho 2 gia đình vay 20 triệu đồng không tính lãi; giúp 17 hộ có hoàn cảnh khó khăn trong xã về cây giống và kỹ thuật trồng cây. Đầu năm 2011 này, sau khi thuê thêm được 3 ha của xã Nghĩa Liên (vùng đất giáp ranh với vườn ươm của chị) do chưa đến vụươm cây cao su nên chị quyết định đầu tư trồng cây dưa hấu.
Vụ dưa được mùa mang lại thu nhập cao cho nhiều lao động đã làm chị nảy ra một suy nghĩ mới, chị sẽđầu tư cho các hộ dân những vùng lân cận có đất nhưng thiếu vốn, thiếu kiến thức làm ăn để họ có việc làm, có thu nhập vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Nói về những ước mong của mình, chị bộc bạch: "Xuất thân từ một người làm công nghèo khổ vươn lên, tôi chỉ mong, ngày càng có thêm nhiều bạn hàng để có thể tạo ra thật nhiều việc làm cho bà con nông dân trong vùng, đặc biệt là bà con các dân tộc thiểu số nơi mình sinh sống".
Từ thành công trong sản xuất kinh doanh và những đóng góp đầy ý nghĩa của chịđối với xã hội, năm 2010, chị vinh dựđược dựĐại hội thi đua yêu nước tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 - 2010, dựĐại hội Thi đua yêu nước và biểu dương đại biểu Nông dân điển hình tiên tiến toàn quốc; được UBND tỉnh Nghệ An và Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.
Hoàng Minh