Về Huồi Mới
Vào Huồi Mới, xã Tri Lễ (Quế Phong) mới thấy hết những vất vả, thiếu thốn của đồng bào Mông nơi đây. Từ thị trấn Kim Sơn vào Huồi Mới mất 2 chặng đường. Xe ô tô chỉ vào đến Trung tâm xã Tri Lễ. Muốn lên Huồi Mới phải mất gần 20 km đường đồi núi quanh co, hiểm hóc. Mùa mưa đường trơn, chủ yếu đi bộ. Chính vì vậy, mỗi lần chuyên trách, cộng tác viên dân số đi tuyên truyền, vận động đồng bào sinh đẻ có kế hoạch rất vất vả.
Vào Huồi Mới, xã Tri Lễ (Quế Phong) mới thấy hết những vất vả, thiếu thốn của đồng bào Mông nơi đây. Từ thị trấn Kim Sơn vào Huồi Mới mất 2 chặng đường. Xe ô tô chỉ vào đến Trung tâm xã Tri Lễ. Muốn lên Huồi Mới phải mất gần 20 km đường đồi núi quanh co, hiểm hóc. Mùa mưa đường trơn, chủ yếu đi bộ. Chính vì vậy, mỗi lần chuyên trách, cộng tác viên dân số đi tuyên truyền, vận động đồng bào sinh đẻ có kế hoạch rất vất vả.
Chủ tịch xã Tri Lễ - Lô Xuân Thu cho biết: Huồi Mới chủ yếu là đồng bào Mông thu nhập chính từ chăn nuôi và làm lúa rẫy. Rẫy cách xa nhà cả nửa ngày đường đi bộ,nên cả tuần bà con mới về nhà, ngày mùa ở tại rẫy cho đến khi thu hoạch xong.
Trước những năm 2005, con cái bỏ học theo bố mẹ lên nương, những năm gần đây trẻ em nào cũng được đến trường. Vì đặc thù như vậy, những đợt "Chiến dịch truyền thông chăm sóc sức khoẻ sinh sản" ở Huồi Mới nói riêng và các bản Mông Tri Lễ nói chung không kể hết khó khăn. Nhiều đợt đang trên đường đi tuyên truyền, cấp dịch vụ, trời đổ mưa, cán bộ y tế dân số huyện Quế Phong phải đi bộ vào tận nơi khám, cấp thuốc cho đồng bào.
Vào mùa thu hoạch, đến Huồi Mới chỉ có trẻ em ở nhà.
Các cấp uỷ, chính quyền xã Tri Lễ, đặc biệt là già làng, trưởng bản và cộng tác viên dân số khắc phục bằng cách luôn bámcơ sở, góp phần thay đổi hành vi nhận thức cho đồng bào Mông. Nhiều hình thức tuyên truyền mới được kết hợp: sinh hoạt nhóm, tuyên truyền bằng pa nô, áp phích, cấp phát tờ rơi, giúp đồng bào làm nương rẫy, đồng thời lồng ghép tuyên truyền, vận động để đồng bào hiểu rõ sinh đông con là đói nghèo và biết cách tự chăm lo sức khoẻ cho bản thân.
Khó khăn nhất trong công tác truyền thông dân số ở Huồi Mới là trình độ đồng bào còn hạn chế. Tỷ lệ phụ nữ Huồi Mới đọc thông viết thạo ngôn ngữ phổ thông chỉ đếm được ở đầu ngón tay. Bên cạnh đó, giao thông đi lại khó khăn, chủ yếu là đồi núi cao và nhiều khe suối.
Mỗi lần đi tuyên truyền, cộng tác viên dân số phải ngủ lại lán để tư vấn truyền thông vào ban đêm, sáng hôm sau mới ra về. Nhiều hôm nhịn ăn để đi truyền thông và mang bụng đói cho đến chiều tối hôm sau nhưng họ vẫn yêu nghề, lặng thầm cống hiến. Khó khăn là vậy, đồng bào Mông Huồi Mới vẫn chưa thoát khỏi tư tưởng muốn "đông con nhiều cháu, cần có người làm nương rẫy" nên công việc tuyên truyền càng khó và mất nhiều thời gian.
Xã Tri Lễ cũng đã vào cuộc huy động các ban, ngành như: phụ nữ, thanh niên, nông dân... tuyên truyền công tác dân số đến tận hộ gia đình nhưng do nhận thức của nhiều người dân chưa cao, cộng tác viên thừa nhiệt tình nhưng trình độ còn nhiều hạn chế. Tìm hiểu mới biết, cộng tác viên dân số Huồi Mới chưa một lần được tập huấn chuyên môn nghiệp vụ. Lý do cũng bắt nguồn từ giao thông đi lại khó khăn, chế độ trợ cấp cả tháng không đủ tiền trả một lần đi xe lai ra Trung tâm xã Tri Lễ.
Để công tác DS/KHHGĐ xã Tri Lễ nói chung, đồng bào Mông ở Huồi Mới nói riêng có sự chuyển biến và bền vững, rất cần sự chung sức đồng lòngcủa các ban, ngành trong huyện, bởi đây là vùng khó khăn của huyện vùng cao Quế Phong.
Thu Hương