Mai Sơn - đường đã sáng rừng
Lần này trở lại Mai Sơn, vừa bước chân xuống thuyền, chúng tôi đã thấy không khí nơi đây sôi động hẳn lên. Những lần trước, chúng tôi lầm lũi cuốc bộ hơn một giờ mới đến được trung tâm xã, thì giờ đây xe máy đã vào tận nơi. Ngay ở cuối khe Bén, những trụ cầu đã dựng lên sừng sững chuẩn bị cho một cây cầu dài gần 200 mét nối hai ngọn đồi như treo ngang trời.
Lần này trở lại Mai Sơn, vừa bước chân xuống thuyền, chúng tôi đã thấy không khí nơi đây sôi động hẳn lên. Những lần trước, chúng tôi lầm lũi cuốc bộ hơn một giờ mới đến được trung tâm xã, thì giờđây xe máy đã vào tận nơi. Ngay ở cuối khe Bén, những trụ cầu đã dựng lên sừng sững chuẩn bị cho một cây cầu dài gần 200 mét nối hai ngọn đồi như treo ngang trời.
Mai Sơn - đường đã sáng rừng. Đúng vậy, con đường ô tô kỳ vỹ này là huyền thoại của những miền đất rẻo cao biên giới đã bao năm chìm hút giữa đại ngàn.
Bao đời Mai Sơn là một trong 10 xã dọc sông của huyện Tương Dương, đường giao thông liên xã độc nhất là đường thủy đi thuyền từ thượng nguồn sông Cả về thị trấn Hòa Bình gần 100 km ghềnh thác hiểm trở. Mùa mưa lũ người dân như sống trên ốc đảo giữa núi rừng. Con đường liên bản thì chập chờn hoang dại len lỏi giữa núi cao, suối sâu. Người dân nơi đây đã bao đời chiếc gùi nặng trên lưng và bàn chân trần bấm đá.
Mởđường vào xã Mai Sơn.
Giờđã nghe rộn rã tiếng xe máy về các bản, tiếng còi ô tô báo hiệu những ngày mới đã đến. Mới vài năm trước, tôi lên bản Pả Kháo của người Mông, vào bản Chà Lò người Khơ Mú xa trung tâm đến 4 giờđi bộ. Tôi lặng nhìn con đường mới mở còn bộn bềđất đá, sắt thép, xi măng, máy đào, máy húc và những người lính mởđường áo ướt đẫm mồ hôi.
Con đường thật vạm vỡ, ào ạt xuyên rừng, vượt sông suối sáng lên như một dải cầu vồng đỏ thắm giữa ngàn xanh. Có đường ô tô rồi, điện lưới sẽ về bản, và sóng di động đã kề bên khi các cột tiếp sóng đã sừng sững cùng dáng núi.
Chẳng thế mà chủ tịch xã Lô Đại Duyên hào hứng bộc bạch: "Mai Sơn sẽ thoát khỏi độc canh cây lúa khi có đường ô tô liên xã, sản phẩm hàng hóa: trâu bò, lợn, dê, cá, gà, nhím... cùng trồng rừng nguyên liệu thay thế lúa rẫy sẽ phát triển mạnh. Đời sống văn hóa, đời sống dân sinh cũng vậy..."
Võ Văn Vinh