Chí sỹ Trương Gia Mô và sự kiện xuất dương của Nguyễn Tất Thành
Những ngày cuối đông năm Canh Tuất (1910), đầu xuân Tân Hợi (1911), thầy giáo Nguyễn Tất Thành tạm biệt học sinh trường Dục Thanh (Phan Thiết) để đi tiếp vào Sài Gòn. Đến ngày 4/6/1911, Nguyễn Tất Thành đã xuống làm phụ bếp cho một tàu buôn, mở đầu cho cuộc xuất dương tìm đường cứu nước cứu dân từ cảng Nhà Rồng.
Những ngày cuối đông năm Canh Tuất (1910), đầu xuân Tân Hợi (1911), thầy giáo Nguyễn Tất Thành tạm biệt học sinh trường Dục Thanh (Phan Thiết) đểđi tiếp vào Sài Gòn. Đến ngày 4/6/1911, Nguyễn Tất Thành đã xuống làm phụ bếp cho một tàu buôn, mởđầu cho cuộc xuất dương tìm đường cứu nước cứu dân từ cảng Nhà Rồng.
Trong sự kiện này Nguyễn Tất Thành nhận được sự giúp đỡ, che chở chân tình của chí sỹ Trương Gia Mô - bạn đồng liêu của ông Nguyễn Sinh Sắc mấy năm trước đó khi hai người làm chức quan nhỏ (Thừa biện, Thừa phái) của Triều đình Nhà Nguyễn.
Trương Gia Mô sinh năm Bính Dần (1866) thời TựĐức ở làng Tân Trào, huyện Giồng Trơm, tỉnh Bến Tre. Cả cha, chú bác đều làm quan, nhưng đều là quan thanh liêm, mẫu mực, thương dân.
Trường Dục Thanh - do chí sĩ Trương Gia Mô góp công sáng lập
và giới thiệu Nguyễn Tất Thành vào dạy học. Ảnh: L.Y(St)
Khi Pháp chiếm trọn lục tỉnh Nam Kỳ, gia đình ông đã ra Bình Thuận lánh nạn. Năm 11 tuổi, cậu bé Mômồ côi cha, được mẹ là bà Nguyễn Thị Khéo dưỡng dục trưởng thành. Năm 1892 ông được cử làm thừa phái Bộ công Triều đình Huế dưới triều vua Thành Thái khi 26 tuổi đời.
Là người "Ái quốc, trọng dân", có ý tưởng canh tân đất nước, Trương Gia Mô dâng sớ tâu lên 5 đại sự có liên quan đến dân sinh, dân chủ, như "mở trường dạy chữ Quốc ngữ, dịch sách Pháp văn, Hán văn cho dân đọc, học tập cái tốt, cái hay, giúp dân khẩn hoang, lập Nghị viện, chấn hưng công nghệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, trừng trị gian thần, tham quan ô lại, mở mang báo chí, chỉnh đốn giáo hóa phong tục".
Những đề xuất của ông bị triều đình thẳng thừng gạt bỏ, coi làhiếu sự, non dạ. Một lần ông xin tình nguyện theo một phái đoàn sang Pháp để học hỏi cái hay, tìm hiểu thực tế cuộc sống của cư dân chính quốc nhưng cũng bị chối từ.
Là người có tính tự trọng cao, Trương Gia Mô đã "từ quan - vi dân" rồi cùng Phan Chu Trinh, Nguyễn Lộ Trạch, Nguyễn Sinh Sắc đẩy mạnh "Duy Tân", vận động thanh niên xuất dương du học.
Trở ra Bình Thuận ông cùng Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Phan Chu Trinh hô hào "Cải cách Duy Tân", thành lập công ty Liên Thành, mở trường Dục Thanh, lập "thị xã" để giao lưu văn hóa.
Năm 1908, Trương Gia Mô và Nguyễn Quý Anh đưa kiến nghị, đòi khôi phục chủ quyền An Nam khi toàn quyền Pháp kinh lý đến Bình Thuận. Năm 1908, ông cùng một số nhà yêu nước tổ chức biểu tình chống thuế.
Qua quan hệ bạn bè tâm giao với ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Trương Gia Mô được diện kiến Nguyễn Tất Thành, con trai ông Sắc. Qua chuyện trò tâm sự giữa một già, một trẻ cách nhau 2 giáp (24 tuổi) ở Huế, hai người tâm đắc, trăn trở vềđại sự quốc gia. Cuối năm 1909, ông Trương Gia Mô đưa Nguyễn Tất Thành từ Bình Định vào dạy học ở trường Dục Thanh.
Cuối năm Canh Tuất 1910, Trương Gia Mô cùng Hồ Tá Bang đưa Nguyễn Tất Thành vào Sài Gòn tạm trú ở nhà ông Lê Văn Đạt (họ ngoại ông Mô), sau đó chuyển Thành đến ở ngay trụ sở của công ty Liên Thành ở Chợ Lớn, chờ cơ hội...
Ở Sài Gòn, mấy tháng đầu năm 1911, Tất Thành đã làm nhiều việc để tự lực mưu sinh, hiểu thêm thời cuộc, đời sống người lao động và tìm cách xuất dương. Ngày 4/6/1911, Tất Thành lấy tên là Văn Ba, làm việc phụ bếp cho một tàu buôn và ngay ngày hôm sau, 5/6/1911, con tàu có tên La - tút - sơ Tờ - rê - vin nhổ neo từ giã bến cảng Nhà Rồng.
30 năm sau, trở về, Nguyễn Tất Thành đã trở thành lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Thành quảđó có sự giúp đỡ, hỗ trợ chân tình của chí sỹ Trương Gia Mô - một người con của xứ dừa Bến Tre - được lưu truyền sử sách.
Hoàng Thế Chinh