Tập trung nguồn lực bảo đảm giao thông thông suốt
Ông Lê Hồng Vinh, Phó Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải trả lời phỏng vấn của Báo Nghệ An
Phóng viên: Mưa lớn gây ra lũ quét tại Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong làm sạt lở, ách tắc nhiều tuyến đường,xin ông cho biết những giải pháp ngành thực hiện để giao thông thông suốt, an toàn?
Ông Lê Hồng Vinh: Lũ quét đã gây ra ngập, xói lởtrên diện rộng. Hiện có những vùng đang bị chia cắtnên chưa thể thống kê hết được. Riêng 2 tuyến Quốc lộ 7 và Quốc lộ 48C bị thiệt hại nặng nề.
Quốc lộ 7 từ km 170 đến 206 có 20 đoạn đứt, sạt lở, trong đó 16 điểm sạt lở nghiêm trọng. Lượng bùn đất ngập từ 1 - 1,5 m, nhiều đoạn ngập sâu đến 2,5 m. Quốc lộ 48C, tại km 82 + 900 đến km 83 + 100 nước ngập sâu 1,5 m, từ km 90 đến km 91 nước ngập 1 m gây ách tắc giao thông. Ngoài ra, tuyến đường liên xã, liên huyện cũng bị nước lũ làm xói lởảnh hưởng đến giao thông nội vùng.
Ngay sau lũ quét, lãnh đạo ngành đã chia nhau xuống cơ sở chỉđạo khắc phục hậu quả. Để bảo đảm an toàn giao thông các cơ quan chức năng lập các chốtphân luồng, cắm cọc tiêu, biển báo những đoạn bị ngập sâu để hướng dẫn người tham gia giao thông. Cùng với Khu Quản lý đường bộ IV, 5 đơn vị trực thuộc Khu quản lý đã được điều động. Với hơn 40 phương tiện cơ giới cùng hàng trăm lao động làm việc liên tục suốt 24 giờ/ngày. Đến 12 giờ ngày 27/6 thông xe công vụ 1 làn. Chiều 28/6 thông xe có trọng tải đến 10 tấn. Để vận chuyển xăng dầu, tiếp tế thực phẩm lương thực cho vùng bị chia cắt, sáng 29/6 xe tải lớn, xe ca lưu thông bình thường. Trên tuyến 48C có 2 đoạn ngập nước. Sau khi nước rút, các đơn vị của Khu đã nhanh chóng khôi phục nền đường để thông xe.
P.V: Thưa ông, thiệt hại trên tuyến đường 7 là rất nặng nề. Hiện nay chỉ mới khắc phục để thông xe, kế hoạch của ngành về tuyến giao thông này?
Ông Lê Hồng Vinh: Đoàn công tác của Bộ Giao thông - Vận tải do Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông đang thị sát tại hiện trường. Sau chuyến thị sát Thứ trưởng sẽ có buổi làm việc với địa phương về phương án khôi phục. Tổn thất là rất nặng nề, kinh phí khôi phục phải nhờ sự chi viện của Bộ nên cần có sựđánh giá cụ thể. Trước mắt Khu Quản lý đường bộ IV đang tập trung lực lượng san gạt bùn đất trên mặt đường, thả rọ kè đá đoạn đứt gãy ta luy âm... để bảo đảm an toàn cho người và phương tiên lưu thông trên tuyến.
P.V: Bài học rút ra qua việc tập trung giải quyết nhanh sự cố?
Ông Lê Hồng Vinh: Phải nói sự phối hợp chặt chẽ các phương án đưa ra đều sát hợp nên việc tổ chức giải quyết sự cốđược thực hiện một cách nhanh chóng, có hiệu quả. Lãnh đạo ngành, Khu bám hiện trường chỉđạo sát sao, kịp thời. Huy động lực lượng xe máy, nhân lực được tổ chức hợp lý, nhanh chóng.
Để chủđộng hơn trong công tác ứng phó thì việc nắmdiễn biếnthời tiết rất quan trọng. Hiện nay ta chưa có những trạm quan trắc đặt phía đầu nguồn nên cần phối hợp với nước bạn Lào để có thông báo thời tiết một cách cụ thể. Trên các tuyến đường miền núi ven sông cần có hệ thống cọc thuỷ chí để báo độ ngập nước giúp ngành bảo đảm giao thông thông suốt.
P.V: Xin cảm ơn ông!
Công Sáng (thực hiện)