Nghịch lý...!
Mấy hôm nay, sau câu chuyện VĐV điền kinh Nguyễn Thị Nụ- nhà vô địch SEA Games "được" điều đi nhổ cỏ và chăm sóc khu vực sân bóng ở Trung tâm thể thao cấp cao Hà Nội (một hình thức kỷ luật cầu thủ mà các CLB bóng đá thường dùng), dư luận đã đặt ra câu hỏi: đâu là tương lai cho các VĐV chuyên nghiệp khi họđã qua thời kỳđỉnh cao?
Nói đâu xa, ở Nghệ An, nữ tuyển thủđiền kinh số 1 Việt Nam Trần Thị Thoa, người từng tham dự Olimpic Mátxcơva, danh tiếng là vậy mà vẫn... cặm cụi quét dọn phòng ốc, nhặt cỏ hàng ngày trên sân Vinh... Nhưng, những VĐV này không lấy đó làm buồn: "Nhổ cỏ hay làm huấn luyện viên thì cũng là việc để kiếm sống. Mình không còn thi đấu để mang thành tích về cho địa phương, người ta vẫn tạo điều kiện cho mình làm việc là mừng lắm rồi. Nhiều đồng đội chúng tôi vẫn thất nghiệp đầy ra đấy thôi...".
Nguyễn Thị Nụ với chiếc HCB SEA Games 24 và Nụ đang nhổ cỏ sân chiều 13-6 -
Ảnh: T.Thành - H.Hùng (Tuổi trẻ)
Còn có những trường hợp như VĐV điền kinh Ngô Đăng Quang, 15 năm tham gia thi đấu cho thể thao Nghệ An thì 10 năm đạt HCV, đang ở trong độ tuổi thi đấu nhưng năm 2010, anh cũng đã giải nghệđi... xuất khẩu lao động. Rồi VĐV Nguyễn Ngọc Dũng, 2 năm liền (2008, 2009) giữ kỷ lục quốc gia môn đi bộ 20 km, trước kỳĐại hội TDTT toàn quốc 2010 cũng tự thôi việc để tìm kế mưu sinh...
Có người đã thống kê rằng, tại SEA Games 19, đa số VĐV đoạt HCV đều xuất thân từ gia đình nông thôn nghèo. Còn thanh thiếu niên ở các thành phố lớn, gia đình có điều kiện để chăm sóc tốt ngay từ trong bụng mẹ, có thể hình tốt, học hành tốt, lại ít tham gia lĩnh vực thể thao đỉnh cao. Đơn giản bởi phụ huynh đã quá hiểu sự bạc bẽo của ngành này !
Điều đáng nói là, lâu nay, một số người thường nghĩ các VĐV xuất thân nghèo khó được tuyển chọn tham gia vào các đội tuyển là một điều may mắn nên ít ai quan tâm đến "đầu ra" của các VĐV này sau khi giải nghệ.
Ngày nay, trong điều kiện kinh tế - xã hội trong phát triển, thể thao Việt
N.Đ.C