Cọc thủy chí đường bộ ở miền núi

07/07/2011 08:52

Cọc thủy chí đường bộ thường được đặt ở những đoạn đường thấp và hay bị ngập lụt, như cầu tràn, cống. Ngoài tác dụng...

Cọc thủy chí đường bộ thường được đặt ở những đoạn đường thấp và hay bị ngập lụt, như cầu tràn, cống. Ngoài tác dụng đo mực nước ngập đường, hỗ trợ rất lớn cho các phương tiện tham gia giao thông, cọc thủy chí còn là cơ sở quan trọng phục vụ cho công tác quản lý đường bộ, thủy văn... Khi đi kiểm tra hậu quả thiệt hại của trận lũ lụt ( bão số 2) vừa qua ở các huyện miền núi, cán bộ của ngành GT-VT cho rằng: "Cần phải bổ sung thêm nhiều cọc thủy chí đường bộ".

Hiện nay ở Nghệ An có nhiều tuyến đường giao thông đường bộ chạy dọc ven sông, suối, nên việc đặt thêm hệ thống cọc thủy chí cho các tuyến đường này là rất cần thiết và nhất là tại các tuyến đường giao thông ở miền núi. Tại Quốc lộ 7A trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, có đoạn cao trình cao hơn 938 m so với mặt nước biển, nhưng trong đợt mưa lũ vừa qua đường vẫn bị ngập nước. Do không có cọc thuỷ chí, rất nhiều người không biếtmực nước lên bao nhiêu, rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Qua tìm hiểu được biết, cọc thủy chí rất đơn giản, dễ làm vì sản xuất bằng bê tông lõi thép và chi phí thấp so với các loại cọc tiêu, biển báo khác, nên cácđơn vị, ngành chức năng cần quan tâm đến vấn đề đặt cọc thủy chí tại các tuyến đường giao thông miền núi.


Hoàng Vĩnh