Nơi nuôi dưỡng tình yêu thương
"Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn", câu châm ngôn hàm ý răn dạy của cha ông ta từ xưa đến nay vẫn còn nguyên giá trịđối với mọi gia đình. Ngày Gia đình Việt
Lửa ấm vùng cao
Chúng tôi đến bản Xốp Thảng, xã Hữu Lập (Kỳ Sơn) khi mặt trời đã khuất sau những dãy núi cao chót vót, chứng kiến niềm vui của đồng bào vừa bội thu một mùa vàng. Trong các gian bếp, nhà nào cũng cơm canh, cá, thịt tươm tất. Không còn cái cảnh kham khổ của 5, 7 năm về trước chỉăn khoai độn sắn.Cuộc sống khá lên của Xốp Thảng cũng bắt nguồn từ sựđồng kham cộng khổ của các thành viên trong gia đình, sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, chia ngọt sẻ bùi, "một miếng khi đói bằng cả gói khi no". Họđều nỗ lực vươn lên để thoát nghèo bằng sự hăng say lao động, biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, biết khai hoang đất trống đồi núi trọc, chăn nuôi, đào ao thả cá, sinh đẻ có kế hoạch, nuôi con khoẻ dạy con ngoan...
Gia đình ông Lo Bun Mi là một điển hình của bản Xốp Thảng. Giờđây, người ta biết đến gia đình ông không phải là một đồng bào Khơ mú giỏi làm mô hình "vườn, ao, chuồng" mà tiếng thơm của vợ chồng ông là tấm lòng "thương người như thể thương thân". Nhà nào khó khăn ông sΩn lòng cho vay vốn. Nhà 2 triệu, nhà 3 triệu để thêm vào mua con trâu phục vụ sản xuất. Vợ chồng ông Lo Bun Mi trước đây cũng là hộ nghèo, thậm chí còn nghèo nhất xã. Hàng ngày, ông chỉ biết đến những dãy núi cao chót vót đầu bản cùng vợ quần quật phát nương làm rẫy mà vẫn không đủăn. Không thểđể con cái phải chịu cảnh đói ăn, đói chữ, vợ chồng ông quyết định vàorừng sâu lập nghiệp.
Vườn nhãn của gia đình ông Lo Bun Mi.
Ai cũng lo lắng cho vợ chồng ông khi ở rừng sâu không nước, không ruộng, làm gì để sống. Nhưng trong cái khó ló cái khôn, ông ngăn suối nuôi cá đem ra tận chợ Mường Xén bán. Lúc bấy giờ chủ yếu đi bộ, vượt hàng chục cây số, qua nhiều khe suối và đồi núi. Nuôi cá cũng chỉ tạm đủăn chứ không thểổn định được cuộc sống. Ông phải nhọc nhằn qua 3 năm đi làm thuê, làm mướn khắp các huyện đường 48 với đủ nghề: thợ nề, bốc vác, gặt, cấy thuê... Có vốn, ông mua liền đôi bò cái để nhân giống.Đất khai hoang ông trồng cam, xoài, mét...
Thời điểm đó ông may mắn được một đảng viên của huyện Kỳ Sơn về tận nhà trực tiếp hướng dẫn cách thức làm ăn bằng phương pháp mới. Ông đã thoát được đói nghèo, trả hết nợ vay ngân hàng, ông còn mởđược trang trại chăn nuôi, khai trương thêm diện tích trồng lúa nước. Con cái đều được đến trường học và năm nào cũng đạt học sinh giỏi của Trường Trung học cơ sở xã Hữu Lập. Noi gương ông Mi, nhiều gia đình khác trong bản đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, biết tận dụng thế mạnh đất đai phát triển kinh tế bằng mô hình trang trại, vườn đồi.
Đến xã Tà Cạ (Kỳ Sơn), các gia đình: La Văn Máy (bản Cánh), Lương Hoàn (bản Hoà Sơn), Cụt Văn Tha (bản Bình Sơn 2)... các hộ giờđã biết đầu tư vào chăn nuôi, số hộ nuôi từ 7 đến 10 con bò không còn là chuyện lạ. Đời sống người dân nơi đây khá lên.
Như gia đình anh La Văn Máy (bản Cánh), ngày xưa cũng từ một hộ nghèo đói, năm nào đến mùa giáp hạt phải ăn rau rừng thay cơm. Nhận thức thấy đựơc nỗi cơ cực đó, từ sự thiếu năng động của bản thân và còn nặng trông chờỷ lại vào chính sách giúp đỡ của Nhà nước, anh quyết tâm vay vốn mua một máy tuốt lúa. Ban đầu chỉ thu hút bà con trong vùng, dần dần là các vùng lân cận.
Từ tiền tích luỹ, vợ chồng anh buôn bán gia súc gia cầm. Anh mua cám của bà con trong xã, tiêu thụ gà, lợn nít trong và ngoài xã rồi bán lại cho các nhà hàng ở Thị trấn Mường Xén và Thành phố Vinh. "Chăm nhặt chặt bị", cuộc sống cứ ngày một đi lên, kinh tế vững vàng, vợ chồng anh có điều kiện chăm lo cho con cái tốt hơn. Các con của anh đang học cấp 2, cấp 3, các cháu đều học giỏi, ngoan ngoãn. Hiện nay, vợ chồng anh còn phụng dưỡng mẹ già 82 tuổi. Gia đình 3 thế hệ luôn có tiếng cười đùa, con cháu hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, chămngoan và hiếu học.
Hay như gia đình anh Mong Văn Kha sinh năm 1965 và chị Cụt Thị Hải, sinh năm 1970 - là đồng bào Khơ mú xã Bảo Thắng (Kỳ Sơn). Cả hai anh chị cùng theo ngành Giáo dục đã nhiều năm. Anh chịđã cống hiến tài năng, sáng tạo, nghiên cứu, vận dụng phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục của huyện. Hiện nay, gia đình anh chịđã có một cháu trai 12 tuổi, với thành tích 6 năm liền là học sinh giỏi môn Toán, Văn của huyện.
Con cái học giỏi, chăm ngoan, gia đình đầm ấm, hạnh phúc và có điều kiện để nuôi con học hành thành tài. Gia đình anh chị là một gia đình Khơ mú tiêu biểu của huyện. Anh chị cho biết, có được như ngày hôm nay là do ý thức được tầm quan trọng của sự học, chỉ có con đường học vấn mới giải phóng được gia đình thoát khỏi cái nghèo. Mặt khác, anh chị chủđộng áp dụng thực hiện kế hoạch hoá gia đình, sắp xếp cuộc sống, coi trọng đầu tư giáo dục con cái.
Không giống như các gia đình trên, chị Vừ Y Dềnh (37 tuổi) ở bản Phà Xắc (Huồi Tụ), chồng mất khi con thứ hai mới 7 tháng tuổi và con đầu bước sang tuổi thứ 5. Một nách hai con nhưng chị vẫn vượt lên hoàn cảnh khó khăn để chăm lo cho các con có được cuộc sống no đủ. Ngoài công việc làm nương rẫy, chị Dềnh được chính quyền địa phương tạo điều kiện cho vay vốn,chị mạnh dạn vay vốn ngân hàng theo ưu tiên hộ nghèo, chỉ sau 4 năm chị nhân rộng thành trang trại gà gô. Hiện đàn gà của chị có hàng trăm con, cho thu nhập mỗi năm gần chục triệu đồng.
Dù cuộc sống của các gia đình nêu trên chưa thực sự giàu có nhưngcác con của họđều có ý thức chăm chỉ học tập, ngoan ngoãn, đó là những món quà vô giá cho những gia đình biết nâng niu, trân trọng hạnh phúc.
Nỗ lực vì sự phát triển bền vững
Các gia đình dân tộc huyện biên giới Kỳ Sơn nói riêng và các gia đình dân tộc thiểu số trên toàn tỉnh nói chung trong những năm gần đây luôn được Đảng, Nhà nước, các tổ chức trong hệ thống chính trị quan tâm, đặc biệt là công tác Dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc. Sựđầu tư, hỗ trợ của Trung ương, tỉnh vào vùng dân tộc thiểu sốđã từng bước phát huy hiệu quả, tạo thêm điều kiện thuận lợi cho sự phát triển KT- XH, đảm bảo QP- AN; từng bước cải thiện đời sống vật chất - tinh thần cho đồng bào.
Ông Thái Văn Hằng- Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Trong 5 năm qua (2006- 2010) nhiều chương trình đã mang lại hiệu quả cao cho đồng bào các dân tộc như. Chương trình 135, 134/CP hiệu quả thiết thực, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội các xã đặc biệt khó khăn nói riêng và miền núi, dân tộc nói chung. Riêng tổng vốn đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II: 729.617 triệu đồng. Xây dựng mô hình trồng trọt, chăn nuôi, đã hỗ trợ và nhân rộng 35 loại mô hình sản xuất tại các nhóm hộ nghèo, hỗ trợ các loại giống cây trồng, vật nuôi với 18 loại giống cho 32.934 hộđồng bào các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, máy móc, công cụ chế biến.
Đầu tư xây dựng hàng trăm km đường giao thông liên xã, nhiều kênh mương, cầu cống giúp các gia đình phục vụ sản xuất, đi lại. Chương trình 134 đã xây dựng nhiều công trình nước sinh hoạt tập trung, nhà ở, đất sản xuất. Đặc biệt, Nghị quyết 30a về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo, trong 2 năm, các huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương và Quế Phong được đầu tư xây dựng 34 công trình, chủ yếu tập trung các công trình giao thông liên xã, công trình thuỷ lợi, điện. Thu nhập bình quân đầu người vùng dân tộc thiểu số không ngừng được tăng lên, từ 4,5 triệu đồng năm 2006 lên 7 triệu đồng năm 2010.
Hộ nghèo giảm từ 36,2% năm 2006 xuống còn 23,93% năm 2010. Tỷ lệ huy động học sinh đúng độ tuổi đi học đạt trên 95%; 100% số trường Tiểu học, THCS được phổ cập. Đến nay có trên 70% số xã miền núi có bác sỹ về công tác. Đội ngũ cán bộ y tế thôn bản được tăng cường, các bản vùng sâu, vùng xa được tăng cường thêm 2 y tế thôn bản...
Mục tiêu đến năm 2015 vùng dân tộc và miền núi không còn hộđói; giảm hộ nghèo xuống dưới 10% (theo tiêu chí mới); giảm dần khoảng cách chênh lệch mức sống giữa các dân tộc, các vùng; trên 90% hộ dân có đủđiện, nước sinh hoạt; xoá tình trạng nhà tạm, nhà dột nát; 100% số xã có đường ô tôđến trung tâm xã, cơ bản không còn xã đặc biệt khó khăn...
Đểđạt mục tiêu đề ra, tỉnh tập trung những nhiệm vụ chủ yếu: đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo; phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá; tập trung phát triển giáo dục, y tế, văn hoá - xã hội; kiện toàn hệ thống chính trị vùng dân tộc; tăng cường công tác an ninh, trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc thiểu số... Các nhiệm vụ luôn gắn chặt với các giải pháp: tập trung nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu sản xuất hàng hoá gắn với thị trường; giữ vững an ninh, quốc phòng ở vùng dân tộc miền núi...
Từ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhiều chủ trương, chính sách, dự án, đầu tư nguồn lực cho vùng miền núi và dân tộc; sự bứt phá đi lên, cần cù chịu khó, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau trong các gia đình dân tộc thiểu số vùng cao, sự quan tâm sâu sát của các cấp uỷđảng, chính quyền, tin rằng gia đình vùng cao sẽ có nhiều khởi sắc, bộ mặt nông thôn miền núi có nhiều thay đổi, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được cải thiện để trong mỗi một mái ấm gia đình luôn nuôi dưỡng được tình yêu thương.
Thu Hương