Tần tảo nuôi 4 con vào đại học
Được tin em Bùi Công Quân trúng tuyển vào Học viện Phòng không không quân, người dân xã Tường Sơn (Anh Sơn- Nghệ An) rất cảm phục vợ chồng anh Bùi Công Thành (sinh năm 1962) và chị Trần Thị Vinh (sinh năm 1964). Bởi Quân là người con thứ 4 của anh chị trúng tuyển vào đại học, trong khi nguồn thu nhập của gia đình hoàn toàn từ hạt lúa, bắp ngô.
Được tin em Bùi Công Quân trúng tuyển vào Học viện Phòng không không quân, người dân xã Tường Sơn (Anh Sơn- Nghệ An) rất cảm phục vợ chồng anh Bùi Công Thành (sinh năm 1962) và chị Trần Thị Vinh (sinh năm 1964). Bởi Quân là người con thứ 4 của anh chị trúng tuyển vào đại học, trong khi nguồn thu nhập của gia đình hoàn toàn từ hạt lúa, bắp ngô.
Kỳ thi đại học năm trước Bùi Công Quân trúng tuyển vào Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh (Nghệ An) nhưng thấy điều kiện gia đình quá khó khăn nên em không làm thủ tục nhập học và xin bố mẹ tiếp tục ôn thi để năm sau thi vào khối các trường quân sự. Bởi trước Quân, cả 3 chị gái đang theo học tại các trường đại học, chi phí rất tốn kém, nên em quyết tâm thi vào trường quân sự để bớt đi gánh nặng lo toan cho cả gia đình. Sau một năm vừa ôn thi vừa giúp bố mẹ việc đồng áng, kỳ thi năm nay Quân trúng tuyển vào chuyên ngành Kỹ sư hàng không của Học viện Phòng không không quân với số điểm 21 (điểm chuẩn là 17,5).
Gia đình anh Thành, chị Vinh có 4 người con. Con gái đầu là Bùi Ngọc Thúy (sinh 1985) đã tốt nghiệp ngành Sư phạm Ngữ văn của trường Đại học Vinh, hiện đang liên hệ công tác tại một tỉnh phía Nam. Con gái thứ hai là Bùi Thuận ánh (sinh 1986), tốt nghiệp loại giỏi chuyên ngành Luật của Trường Đại học Khoa học Huế và được nhà trường giữ lại làm cán bộ giảng dạy. Hiện tại, Ánh đang tiếp tục học lên Thạc sĩ. Bùi Ngọc Sáng (sinh 1990), con gái thứ bađang là sinh viên năm cuối của Học viện Hành chính quốc gia (Hà Nội).
Sinh 4 con với khoảng cách khá gần nhau, việc nuôi dạy các con ăn học không phải là điều đơn giản đối với gia đình anh chị. Mọi chi tiêu của gia đình anh chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng và đất bãi bồi được Nhà nước khoán. Các con càng lớn, học lên bậc học cao hơn thì áp lực kinh tế đối với gia đình các lớn thêm gấp bội. Con gái đầu bước vào đại học, anh chị phải làm đơn xin chính quyền địa phương thầu mấy mẫu đất dọc triền sông Lam để trồng hoa màu và trồng cỏ nuôi bò.Chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng thì không thể đủ tiền nuôi con ăn học nên anh chị phải tìm cách vay mượn họ hàng, người thân. Nhưng bù lại, các con của anh chị đều chăm ngoan, học giỏi và biết tiết kiệm trong chi tiêu.
"Niềm mong ước lớn nhất của tôi là các con đều trưởng thành, có công ăn việc làm ổn định và sống có ích cho xã hội. Như thế, dù có vất vả chúng tôi vẫn luôn toại nguyện..." Anh Thành chia sẻ.
Tường Anh