Diễn Châu: Nâng sức cạnh tranh sản phẩm lạc
Ngày 11/10/2010, Liên minh sản xuất và tiêu thụ lạc tại xã Diễn Thịnh (Diễn Châu) thuộc Dự án cạnh tranh nông nghiệp do Ngân hàng thế giới tài trợ ra đời. Đến nay, sau gần 1 năm thực hiện theo mô hình liên minh, kết thúc vụ mùa vừa qua, người dân xã Diễn Thịnh được mùa lạc, giá lại cao. Mỗi ha, người dân thu về khoảng 95 triệu đồng, cao hơn khoảng 10 triệu đồng/ha khi chưa tham gia liên minh. Đây là vụ lạc thắng lợi của người dân xã Diễn Thịnh.
Ngày 11/10/2010, Liên minh sản xuất và tiêu thụ lạc tại xã Diễn Thịnh (Diễn Châu) thuộc Dự án cạnh tranh nông nghiệp do Ngân hàng thế giới tài trợ ra đời. Đến nay, sau gần 1 năm thực hiện theo mô hình liên minh, kết thúc vụ mùa vừa qua, người dân xã Diễn Thịnh được mùa lạc, giá lại cao. Mỗi ha, người dân thu về khoảng 95 triệu đồng, cao hơn khoảng 10 triệu đồng/ha khi chưa tham gia liên minh. Đây là vụ lạc thắng lợi của người dân xã Diễn Thịnh.
Diễn Thịnh là xã có diện tích đất màu gieo trồng lạc lớn nhất nhì huyện Diễn Châu. Tuy nhiên, những năm trước, người dân nơi đây thường gieo trồng lạc theo kinh nghiệm, thiếu khoa học kỹ thuật (KHKT).
Bên cạnh đó, công tác thu hoạch và chế biến sau thu hoạch ít được quan tâm đầu tư, hệ thống kho tàng, công nghệ chế biến, bảo quản lạc hậu. Việc người dân tựđứng ra thoả thuận giá cả, trao đổi với các thương lái thu mua khiến cho việc tập trung một nguồn hàng lớn khó khăn hơn. Vì thế, việc đưa sản phẩm lạc ra các thị trường trong và ngoài tỉnh còn hạn chế.
Tuyển chọn lạc xuất khẩu ở Diễn Châu.
Sau khi tham gia liên minh, cây lạc đã có hướng mở cho việc tiếp cận thị trường. Đây là liên minh liên kết giữa HTX Nông nghiệp Bắc Thịnh (Diễn Châu) với Doanh nghiệp tư nhân Sỹ Thắng (có sự hỗ trợ của Nhà nước). Toàn xã Diễn Thịnh có 160 hộ dân tham gia liên minh. Theo đó, trước mùa gieo trồng, số hộ dân này đã được Trung tâm KHKT miền Trung tập huấn về quy trình trồng lạc, chuyển giao các tiến bộ KHKT cho người nông dân. Ngoài ra, những nông dân tham gia liên minh còn đươc hỗ trợ 40% chi phí về giống, phân bón, một số công cụ sản xuất. Theo bản cam kết, doanh nghiệp tham gia liên minh sẽ thu mua 100% sản phẩm của người nông dân với giá thành sát giá thị trường, cộng thêm 500 đồng/kg cho thành viên liên minh. Anh Nguyễn Văn Khánh (xóm 9A, xã Diễn Thịnh) có hơn 1,4 ha đất màu gieo trồng lạc. Vụ lạc vừa qua, anh thu về hơn 130 triệu đồng.
Ông Cao Ngọc Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã Diễn Thịnh, cho biết: Nguyên nhân diện tích lạc trên địa bàn xã được mùa là do người nông dân được tập huấn, hướng dẫn về khoa học kỹ thuật về gieo trồng lạc nên đã hạn chếđược sâu bệnh. Bên cạnh đó, các yếu tố về giống, phân bón được thực hiện đầy đủ, nghiêm ngặt theo quy trình khoa học. Chất lượng lạc đã được nâng cao rõ rệt, hạt lạc chắc, bóng bẩy hơn và tỷ lệ hạt lép giảm đi rất nhiều nên có giá trị kinh tế cao. Đầu mùa vụ, tuy thời tiết không được thuận lợi song nhờ sự hướng dẫn của các nhà khoa học nên bà con nông dân đã biết chủđộng chăm sóc.
Sau khi thu hoạch, sản phẩm của nông dân được Doanh nghiệp tư nhân Sỹ Thắng (xóm 1, Diễn Thịnh, Diễn Châu) thu mua toàn bộ với giá 27.000 đồng/kg, cao hơn so sới giá thị trường. Vì thế, người nông dân không còn phải lo lắng chuyện tìm hướng đầu ra và chịu cảnh ép giá của các thương lái. Đây là biện pháp nhằm nâng cao năng lực của người nông dân, góp phần chuyển từ mô hình sản xuất tự cung, tự cấp, manh mún nhỏ lẻ sang sản xuất kinh doanh hàng hoá có sự cạnh tranh và đạt hiệu quả kinh tế cao. Ông Phạm Ngọc Thắng (chủ doanh nghiệp tư nhân Sỹ Thắng) cho biết: "Khi tham gia liên minh, chúng tôi sẽ chủđộng được nguồn nguyên liệu, quy trình gieo trồng áp dụng các tiến bộ KHKT nên chất lượng lạc cũng được nâng lên. Vì thế, các chi phí đầu vào sẽ giảm đi rất nhiều. Từđó, chúng tôi có điều kiện trang bị máy móc, kho bãi để thực hiện sơ chế lạc ngay tại xưởng.
Tuy chỉ mới thực hiện được gần một năm nhưng mô hình liên minh sản xuất và tiêu thụ lạc tại xã Diễn Thịnh đã đạt được hiệu quả cao về năng suất, chất lượng nhằm tăng sức cạnh tranh cho cây lạc. Tuy nhiên, để sản phẩm lạc được đứng vững trên thị trường, ngoài việc mở rộng diện tích thâm canh, cần có các giải pháp về giống, áp dụng các tiến bộ KHKT trong gieo trồng... và hơn hết là cần tiếp tục tăng cường liên kết giữa "3 nhà" để lạc Diễn Châu thực sựđược "vươn xa".
Phạm Bằng