Bài 2: Cơ hội và thách thức
Theo các nhà quản lý kinh tế cũng như các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, thế mạnh lớn nhất của Nghệ An chính là con người. Đó là lực lượng lao động đông đảo (chiếm 2/3 trong tổng số khoảng 3 triệu dân toàn tỉnh), bản tính cần cù, chịu khó, hiếu học, có ý chí vươn lên khát vọng thoát nghèo, có tinh thần đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau... của người dân xứ Nghệ.
Tăng cường đào tạo, nâng cao tỷ lệ lao động có tay nghề cho công nhân.
Đó là chưa kểđến hàng vạn người đang làm ăn sinh sống ở khắp nơi trong nước, ngoài nước, trong đó không ít người thành đạt, mong muốn được trở về phục vụ quê hương. Nghệ An còn là tỉnh giàu tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên rừng (trữ lượng gỗ trên 50 triệu m3 và nhiều loại lâm sản quý), tài nguyên biển (hải sản, muối), khoáng sản (thiếc, đá vôi trắng, đá ốp lát, vàng, đá quý...), tiềm năng thuỷđiện (trữ năng xấp xỉ 1000 KW), tiềm năng về du lịch v.v... Nghệ An cũng là nơi tập trung nhiều cơ sởđào tạo nguồn nhân lực từ trình độđại học, cao đẳng, trung cấp cho tỉnh và cả vùng Bắc Trung bộ.
Kết quả trong 10 năm (2001-2010), giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đã tăng hơn 5,3 lần, từ 1.568 tỷ đồng (2001) lên 8.542 tỷ đồng (2010). Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2005 là 30,2% và 14,54% giai đoạn 2006-2010. Tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu GDP của tỉnh tăng từ 9,73% (năm 2001) lên 24% (2010). Từ hoạt động công nghiệp hàng năm đã đóng gióp vào ngân sách tỉnh khoảng 13-15% tổng thu ngân sách. Giải quyết việc làm cho hơn 14 vạn lao động (năm 2010) |
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2011 - 2015 và quy hoạch phát triển công nghiệp Nghệ An đến năm 2020, là coi phát triển công nghiệp là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để Nghệ An trở thành một trong những trung tâm công nghiệp của miền Trung, phấn đấu đưa Nghệ An thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo và kém phát triển, cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020.
Không chỉ xác định hướng đầu tư phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp của cả nước, đồng thời khai thác được tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tỉnh cũng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách trên các lĩnh vực bồi thường giải phóng mặt bằng, đào tạo lao động, hỗ trợđầu tư xây dựng hạ tầng, chính sách khuyến công, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển nhanh cả quy mô và số lượng. Bên cạnh đó tập trung quy hoạch, đầu tư xây dựng KKT Đông Nam và các KCN Bắc Vinh, Nam Cấm, Hoàng Mai, Phủ Quỳ...; các cụm công nghiệp nhỏở hầu hết các huyện và các làng nghềở nông thôn cũng đang phát triển khá mạnh theo hướng sản xuất các sản phẩm công nghiệp nông thôn.
Bên cạnh những cơ hội và thuận lợi là cơ bản thì Nghệ An vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn làm cản trởđến sự phát triển của nền kinh tế công nghiệp. Có nhiều ý kiến cho rằng, tồn tại lớn nhất của Nghệ An là đội ngũ doanh nhân của Nghệ An còn nhỏ bé, các cơ sở công nghiệp Trung ương, các tập đoàn, tổng công ty lớn trên đất Nghệ An còn ít ỏi, thiếu các cơ sở công nghiệp quy mô lớn có vai trò hạt nhân, tạo ra những tác động lan toả, lôi kéo, kích thích phát triển các doanh nghiệp vệ tinh, các ngành công nghiệp hỗ trợ mà nói cách khác là thiếu đi những công nghiệp "mẹ" để phát triển và "nuôi" những chuỗi công nghiệp "con". Điều này dẫn đến công nghiệp Nghệ An đang trong tình trạng "dàn hàng ngang để tiến" mà chưa có những mảng công nghiệp lớn, ngành lớn, sản phẩm lớn có chất lượng, thương hiệu, vị trí xứng đáng trên thị trường. Nguồn nhân lực cho phát triển tuy dồi dào về số lượng, nhưng tỷ lệ qua đào tạo còn thấp (hiện nay tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉđạt 33%).
Việc thu hút đầu tư vào địa phương vẫn đang còn hạn chế mặc dù cơ chế, chính sách của tỉnh có thể nói đã có sức hấp dẫn nhà đầu tư, nhưng vấn đề lớn nhất là thủ tục hành chính còn rườm rà, thiếu cụ thể, thậm chí vẫn còn hiện tượng tiêu cực ở một số cán bộ, chuyên viên các sở, ngành cấp tỉnh mà như các nhà đầu tư, doanh nghiệp vẫn thường nói là "trên thoáng, dưới không thông". Vấn đề hạ tầng khu công nghiệp còn bất cập, bao gồm hệ thống giao thông, nước phục vụ sản xuất, hệ thống xử lý nước và rác thải tập trung...
Công tác giải phóng mặt bằng còn kéo dài thời gian và ách tắc, gây tâm lý chán nản cho các nhà đầu tư. Công tác khuyến công còn hạn chế, chưa thật sự có tác dụng khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới dây chuyền, thiết bị công nghệ hiện đại (mỗi năm kinh phí chi vào hoạt động khuyến công của tỉnh chỉ có 4 tỷđồng, trong đó tập trung hỗ trợở các cơ sở công nghiệp vùng nông thôn). Ngoài các điểm yếu mang tính chủ quan, về phía khách quan thì Nghệ An chưa nằm trong vùng trọng điểm ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp của Trung ương nên chưa tranh thủđược cơ chế hỗ trợ tích cực từ các Bộ, ngành Trung ương.
Ông Lê Dương Quang - Thứ trưởng Bộ Công Thương, cho rằng: Nghệ An cần thể hiện sự quyết tâm, quyết liệt trong việc giải quyết các yếu kém, tồn tại gây cản trở trong việc thu hút đầu tư, đồng thời biết tận dụng sựủng hộ của Trung ương thì chắc chắn Nghệ An sẽ sớm đứng vào tốp những tỉnh phát triển và đạt mục tiêu cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020".
Mai Hoa